Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 học tốt phần mềm vẽ Paint

docx 15 trang lop4 17/02/2024 1430
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 học tốt phần mềm vẽ Paint", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 học tốt phần mềm vẽ Paint

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 học tốt phần mềm vẽ Paint
 PHẦN I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI
 - Qua giảng dạy môn Tin học nhiều năm, tôi nhận thấy:
 + Đối với học sinh lớp 4 khi làm quen với phần mềm vẽ Paint khiến các em 
rất thích thú, ở đó các em có thể thỏa chí thể hiện ước mơ hồn nhiên tươi đẹp của 
mình qua những nét vẽ. Tuy nhiên, để hoàn thành một bức tranh thay cho bút chì 
và giấy thật là việc không dễ dàng chút nào.
 + Các em chưa biết cách sử dụng, phối hợp tốt các công cụ vào vẽ hình, chưa 
vận dụng tốt các kiến thức vào thực hành nên thực hành đạt hiệu quả chưa cao.
 + Phần đông học sinh chỉ được tiếp xúc với máy tính khi ở trường, nên chưa 
phát huy được tính tích cực, còn thụ động rụt rè mặc dù rất thích thú khi học phần 
này.
 - Là giáo viên Tin học, tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp các em tự tin 
và học tốt khi học phân môn này nói chung và phần mềm vẽ Paint nói riêng nên 
tôi chọn thực hiện đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phần 
mềm vẽ Paint” nhằm giúp học sinh dễ dàng tiếp cận phần mềm Paint, cũng như 
giúp các em từ những đường vẽ sơ sài đầu tiên đến hoàn chỉnh ước mơ của mình 
qua tranh vẽ trong máy tính.
 PHẦN II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC CẦN GIẢI QUYẾT
 Để giúp học sinh lớp 4 học tốt phần mềm vẽ Paint, từ thực tế giảng dạy và 
qua học tập từ bạn bè đồng nghiệp, tôi luôn suy nghĩ để tìm ra biện pháp tốt nhất, 
hiệu quả nhất giúp các em vẽ được những hình ảnh đẹp, sinh động. Tôi đã đề ra 
một số biện pháp sau:
 1. Rèn kĩ năng sử dụng chuột và bàn phím.
 2. Nhắc lại các kiến thức Paint cơ bản đã học ở lớp 3.
 3. Thực hành vẽ tranh với phần mềm Paint trong chương trình lớp 4.
 4. Phát huy khả năng sáng tạo của học sinh khi vẽ hình.
 5. Tạo không khí sôi nổi trong tiết học.
 PHẦN III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
 1. Rèn kĩ năng sử dụng chuột và bàn phím
 - Để vẽ tốt, trước tiên các em phải nắm vững cách sử dụng chuột và bàn 2. Nhắc lại các kiến thức Paint cơ bản đã học ở lớp 3
 - Tôi lưu ý học sinh việc nắm vững các nút lệnh cơ bản là rất quan trọng để 
có thể làm được các bài tập phức tạp hơn. Sử dụng tốt các lệnh cơ bản này không 
những giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn, hiệu quả hơn mà còn rèn 
luyện kĩ năng quan sát và vận dụng hiệu quả. Tôi cho các em hệ thống lại các lệnh 
cơ bản qua bảng sau:
 STT Nút lệnh Tên gọi Công dụng
 1 /~*1 Polygon Vẽ đa giác
 2 Curve Vẽ đường cong
 3 |\ Line Vẽ đường thẳng
 4 A Text Nhập văn bản
 5 Fill with color Tô màu
 6 o Oval Vẽ hình tròn, hình bầu dục
 7 1 1 Rectangle Vẽ hình vuông, hình chữ nhật
 8 5-7 Five-point star Vẽ ngôi sao 5 cánh
 9 Manifier Phóng to - thu nhỏ
 10 /\ Triangle Vẽ tam giác
 11 Eraser Tẩy, xóa
 12 1^1 Color picker Sao chép màu Tôi cho học sinh nhắc lại cách sao chép hình, sau khi học sinh nhắc lại tôi 
cho lên máy thực hành cho cả lớp xem.
 * Ví dụ: Với bài vẽ ngôi nhà theo mẫu, ngôi nhà có 3 cửa sổ giống nhau để 
tránh mất thời gian vẽ lại từng cái cửa sổ, các em chỉ vẽ 1 lần, sau khi vẽ được 
một cửa sổ, em sử dụng công cụ chọn hình (ở chế độ trong suốt) bao quanh cửa
sổ, sau đó nhấn giữ phím Ctrl và kéo thả chuột sang vị trí mới.
 * Tô màu kết hợp với phóng to, thu nhỏ
 Tôi cho học sinh nhắc lại cách thực hiện và thực hành lại trên máy tính.
 * Ví dụ: Bài thực hành cho học sinh lên máy thực hành tô màu
 Kết quả
 Học sinh thực hành tô những chi tiết nhỏ để không bị loang màu, các em cần 
sử dụng công cụ kính lúp sau đó nhấn kết hợp phím Ctrl và bánh lăn trên chuột 
máy tính sẽ phóng to phần hình cần tô màu.
 3. Thực hành vẽ tranh với phần mềm Paint trong chương trình lớp 4
 - Ở chương trình lớp 4, các tranh phức tạp hơn và nhiều chi tiết hơn nên đòi 
hỏi trong quá trình thực hành tôi luôn hướng dẫn kỹ và làm mẫu cho học sinh. Để 
giúp các em vẽ tốt, tôi cho các em vẽ đi vẽ lại nhiều lần để các em nắm được cách 
làm và nhớ bài lâu hơn và trong quá trình học sinh thực hành, tôi thường theo sát 
để giúp đỡ các em hoàn thành bài vẽ.
 - Trong khi hướng dẫn, tôi sẽ thực hành thật chậm kèm phân tích hướng dẫn - Trong quá trình thực hành, tôi luôn theo dõi để giúp đỡ học sinh, sửa các 
nét vẽ cũng như hướng dẫn thêm các thao tác vẽ.
 - Các bài tập về vẽ rất đa dạng nên bản thân tôi thường xuyên định hướng, 
phân tích giúp học sinh phát huy tối đa năng lực của mình. Từ đó, các em sẽ hứng 
thú thực hành vẽ hơn và yêu thích môn Tin học.
 4. Phát huy khả năng sáng tạo của học sinh khi vẽ hình
 Trong quá trình giảng dạy, tôi không áp đặt cho học sinh phải vẽ theo mẫu 
trong sách giáo khoa hoặc vẽ theo mẫu giáo viên yêu cầu, mà tôi khai thác các đề 
tài mở cho học sinh vận dụng kiến thức đã học trong chương trình đồ họa Paint 
và khai thác tối đa tư duy sáng tạo của học sinh bằng cách giao chủ đề để các em 
tự vẽ theo ý tưởng của mình.
 * Ví dụ: Tôi đưa ra một số chủ đề như: Em hãy sử dụng các công cụ trong 
phần mềm đồ họa Paint thực hành vẽ bức tranh: “Cảnh sân trường của em giờ ra 
chơi”, “Vẽ cảnh đồng quê”, “Cảnh quê hương em”, “Biển đảo”, ... cho các em lựa 
chọn để vẽ. Với yêu cầu trên thì sẽ giúp các em khai thác tối đa việc vận dụng khả 
năng tư duy một cách sáng tạo để giải quyết vấn đề.
 Ngoài ra, tôi còn lưu lại những hình vẽ đẹp của các em với nhiều chủ đề để 
làm tư liệu tham khảo. Tôi cho các em xem tranh của các bạn lớp khác vẽ để các 
em có thêm nhiều ý tưởng, học hỏi lẫn nhau, thúc đẩy sự sáng tạo của các em.
 * Ví dụ: Sau đây là một vài hình vẽ đẹp của học sinh được tôi lưu lại, chụp 
lại làm tư liệu tham khảo cho học sinh các lớp cùng khối và cho những năm học 
sau:
 > Tranh vẽ cảnh quê hương hay vẽ cảnh nhà em: Đa số các em chỉ vẽ nhà 
 gồm cửa sổ, cửa ra vào nhưng một vài em sau khi nghe tôi gợi ý các em tự 
 vẽ thêm cây cối xung quanh nhà, vẽ ông mặt trời, vẽ mây, ... hay nhiều em 
 vẽ nhà lầu thay vì nhà trệt. > Tranh vẽ cảnh biển hay biển đảo: Qua các gợi ý của tôi, các em ngoài vẽ 
 bờ biển thì các em sáng tạo thêm cây cối, thuyền buồm, xa xa có núi, có 
 mây, có chim bay, ... một số em còn vẽ được bộ đội hải quân canh giữ
biển làm cho tranh của các em rất đẹp, rất phong phú. > Tranh vẽ cảnh bảo vệ môi trường: Tôi gợi ý nhiều ý tưởng để các em vẽ
 như: vệ sinh trường lớp, nhặt rác sân trường hay mở rộng lên các em vẽ
 các tranh vớt rác ở sông, hồ, biển, ... Từ đó, các em vẽ được nhiều tranh
với nhiều ý tưởng phong phú hơn. Trong giờ thực hành, tôi thường đưa ra những nội dung thực hành từ đơn 
giản đến phức tạp và phù hợp với năng lực của từng học sinh. Qua giờ thực hành, 
tôi quan sát thấy những học sinh nhanh nhẹn hoàn thành hết yêu cầu được giao 
nên tôi thường gọi vài em lên máy chiếu thực hành để cả lớp nhận xét và để các 
bạn chưa thực hành được thì quan sát để làm theo. Đối với học sinh thực hành tốt, 
tôi tuyên dương để khích lệ tinh thần học tập của các em. Còn với những em thực 
hành chưa tốt, tôi luôn theo sát nhắc nhở động viên các em để các em tự tin hơn 
và cố gắng phấn đấu hoàn thành yêu cầu bài tập đặt ra. Chỉ cần các em có một sự 
tiến bộ nhỏ là tôi tuyên dương ngay để từ đó các em có sự tiến bộ và mạnh dạn, 
tự tin vào bản thân.
 Chính sự khích lệ, động viên đúng lúc và kịp thời, đúng đối tượng giúp các 
em có niềm tin vào bản thân. Từ đó, các em sẽ tự giác học tập và luôn có ý thức 
phấn đấu vươn lên để đạt kết quả tốt.
 PHẦN IV. KẾT QUẢ
 - Kết quả khi thực hiện đề tài đến giai đoạn hiện nay như sau:
 Kết quả khảo sát trước Kết quả khảo sát sau 
 Mức độ 
 khi thực hiện đề tài khi thực hiện đề tài
 tăng, giảm
 Mức độ hoàn (Khối 4: 45 học sinh) (Khối 4: 45 học sinh)
 thành
 Số học sinh Tỷ lệ Số học sinh Tỷ lệ Tỷ lệ
Mức độ 3: Tự 
sáng tạo các tranh Tăng
 6 13,3% 21 46,7%
vẽ phong phú, 33,4%
màu sắc đẹp
Mức độ 2: Vẽ 
 Tăng
được các tranh 11 24,5% 24 53,3%
 28,8%
theo mẫu có sẵn
Mức độ 1: Chỉ vẽ 
 Tăng
được các hình, chi 28 62,2% 0 0%
 62,2%
tiết đơn giản
 - Từ kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy vẽ với phần MỤC LỤC
Phần 1. Thực trạng đề tài ......................................................... Trang 1.
Phần 2. Nội dung cần giảiquyết ................................................ Trang 1.
Phần 3. Biện pháp giải quyết...................................................... Trang 2 -13.
Phần 4. Kết quả ......................................................................... Trang 13-14.
Phần 5. Kết luận ........................................................................ Trang 14.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_h.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 học tốt phần mềm vẽ Paint.pdf