Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập đọc nhạc Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập đọc nhạc Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập đọc nhạc Lớp 4
Trường Tiểu học Hiếu Thành Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc 2020-2021 A.MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thực tế cho chúng ta thấy học sinh rất thích học âm nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động của môn âm nhạc. Mục đích của giáo dục Âm nhạc ở trường tiểu học nói riêng là giáo dục tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ, lòng yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, tình yêu thương con người rộng lớn; Hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể đó là tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người; Giáo dục Âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi trong cuộc sống. Môn âm nhạc ở lớp 4 ngoài việc học hát các em học sinh còn được tập đọc các bài tập đọc nhạc với các hình tiết tấu đơn giản như : Nốt trắng, nốt đen, móc đơn, được ghép lời ca theo nhạc và được làm các bài tập nhạc vì vậy việc học âm nhạc ở lớp 4 của học sinh Tiểu học đã bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Các em trực tiếp được tiếp xúc với các nốt nhạc trên khuông nhạc có khoá son đó là một phân môn mới, phân môn Tập đọc nhạc (TĐN). Bên cạnh đó việc rèn luyện khả năng nghe âm nhạc chuẩn xác, phát triển tai nghe góp phần vào việc giáo dục văn hóa âm nhạc cho các em là điều rất cần thiết . Tuy nhiên phân môn TĐN là một phần khó thể hiện của học sinh, khả năng nhận biết vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc cũng như cao độ, tiết tấu còn chưa tốt. Thật vậy, trong chương trình giảng dạy Âm nhạc ở trường Tiểu học Hiếu Thành và qua kinh nghiệm được đi dự giờ một số anh chị em đồng nghiệp tôi cảm thấy có sự lúng túng trong các tiết dạy của phân môn này. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn này cho sinh động, hứng thú cuốn hút học sinh đặt biệt là ở học sinh khối 4. Từ trăn trở đó tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập đọc nhạc lớp 4 trường Tiểu học Hiếu Thành, huyện Vũng Liêm”. II. MÔ TẢ NỘI DUNG. Ở đề tài này tôi nêu ra những cái khó khi học phân môn tập đọc nhạc ở học sinh lớp 4 ở trường tôi công tác đồng thời tôi trình bày một số biện pháp mà tôi đã thực hiện có hiệu quả để giúp các em học sinh học tốt phân môn tập đọc nhạc. GVTH: Nguyễn Kim Oanh Trang: 1 Trường Tiểu học Hiếu Thành Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc 2020-2021 đồng đều. Học sinh đa số xuất thân từ con nông dân nên một số em ít được gia đình quan tâm và phát triển về mặt năng khiếu; Trường chưa trang bị phòng cách âm, máy chiếu và hệ thống âm thanh riêng cho công tác dạy và học Âm nhạc. Giáo viên bộ môn trong trường ít người nên gặp khó trong chia sẽ kinh nghiệm giảng dạy, ít có cơ hội học tập đồng nghiệp có cùng chuyên môn. Để đánh giá mức độ tiếp thu và yêu thích học tập đọc nhạc của các em, tôi đã khảo sát học sinh ở khối 4 bằng một số câu hỏi sau: Câu 1: Em có thích học Âm nhạc không? ( Bằng phiếu kín chọn có hoặc không). Câu 2: Em có thích học phần tập đọc nhạc không? (Bằng phiếu kín chọn có hoặc không). Câu 3: Khi học tập đọc nhạc em có thấy khó không? ( Bằng phiếu kín chọn có hoặc không). * Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài nghiên cứu Câu 1: 90/ 107 em thích. 17/ 107 em không thích. Câu 2: 90/107 em thích học ; 17 / 107 em không thích. Câu 3: 50/107 thấy khó ; 57 / 107 em thấy không khó Tổng hợp kết quả: Khối lớp Thích học Âm nhạc hay Thích học phần tập đọc Thấy khó học hay 4 không nhạc hay không không Không Thích học Không thích Thích học khó Không khó Tỉ thích SL lệ S SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ L 100 90 84,1 17 15,8 90 84,1 17 15,8 50 46,7 57 53,2 107 % % % % % % % Qua kết quả khảo sát khi dạy học môn âm nhạc lớp 4 của trường cho ta thấy: Học sinh thích học âm nhạc chiếm tỉ lệ 84,1 % và không thích là 15,8%; thích học phần tập đọc nhạc chiếm tỉ lệ 84,1% và không thích là 15,8%; cảm thấy khó chiếm tỉ lệ 46,7% và cảm thấy không khó là 53,2%. Điều này cho thấy đa số học sinh đều yêu thích học âm nhạc và thích học nhạc có phần tập đọc nhạc nhưng lại thấy khó khi học GVTH: Nguyễn Kim Oanh Trang: 3 Trường Tiểu học Hiếu Thành Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc 2020-2021 Si si si dòng ba(3) khắc ghi Rế và Fa trên dòng trên dòng 4- 5. Thường xuyên ôn tập củng cố cho học sinh ghi nhớ vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc bằng các câu văn này kết hợp sử dụng khuông nhạc bàn tay trái để khắc sâu kiến thức cho học sinh. Kinh nghiệm rút ra: Ở lớp 4, do mới được tiếp xúc nên yêu cầu của phân môn tập đọc nhạc đặt ra cho các em là hết sức nhẹ nhàng, đơn giản. Ở giai đoạn đầu tiếp cận với phân môn này, các em phải thực hành các bài tập về cao độ, về tiết tấu, người giáo viên phải giúp các em nhận ra được âm thanh cao, thấp tương ứng với vị trí các nốt nhạc trên khuông trong phạm vi 1 quãng 8. Sau đó, các em được tiếp cận với thang 5 âm: Đô - Rê - Mi – Son – La và tiến tới thang 7 âm: Đô - Rê - Mi – Pha - Son La - Si. 2. Tăng cường luyện đọc nhạc ở trên lớp: Ở những khâu lên lớp cơ bản, trong thời gian cho phép giáo viên có thể tăng cường kiểm tra, giúp học sinh rèn đọc nhạc. Ví dụ có thể tiến hành bài dạy theo các bước sau: 2.1 Kiểm tra bài cũ: Bên cạnh việc kiểm tra yêu cầu luyện tập giáo viên cần coi trọng việc đọc bài tập đọc nhạc đã học ở giờ trước. Những học sinh đọc chưa đúng với tốc độ, cường độ, cao độ của bài cần được sữa chữa để đọc cho đúng . GV không nên cho điểm cao những em đọc chưa đúng theo những yêu cầu trên. 2.2. Bài mới: Ví dụ: Bài tập đọc nhạc số 2: Bước 1: Giáo viên treo bảng phụ bài TĐN cho học sinh quan sát Bước 2: Cho học sinh nói tên nốt theo thứ tự trong bài TĐN từ đầu đến hết bài và so sánh cao độ của 2 câu nhạc (giống nhau chỉ khác ở ô nhịp cuối) Câu 1 : Đô -Son –Mi -Đô -Rê –Son -Mi Câu 2 : Đô -Son –Mi -Đô -Rê –Mi -Đô Bước 3: Tách tiết tấu cho học sinh nhận biết và tập gõ đệm,đọc tiết tấu theo âm hình tiết tấu Đen- Đen- Đen- Đen- Đen- Đen - Trắng Đen- Đen- Đen- Đen- Đen- Đen - Trắng GVTH: Nguyễn Kim Oanh Trang: 5 Trường Tiểu học Hiếu Thành Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc 2020-2021 Ghi chép lại các bài nhạc đã học giúp các em nắm chắc vị trí các nốt trên khuông cũng như nhớ các hình nốt, ký hiệu đã học. Nếu như tập đọc nhạc mang nhiều tính chất trừu tượng vì nó còn phụ thuộc vào tai nghe của từng em thì ghi chép nhạc mang tính cụ thể hơn, hiện thực hơn. Do vậy, việc hướng dẫn các em ghi chép đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, đơn giản không có nghĩa là không quan trọng, ngược lại tập ghi chép nhạc là sự đúc kết giữa 2 phân môn tập hát và tập đọc nhạc để khắc sâu kiến thức. Do đó đòi hỏi phải có sự chính xác tuyệt đối từng vị trí nốt trên khuông nhạc, quan trọng hơn nữa là qua chép nhạc các em phải nhớ được tên các nốt nhạc là gì, nằm ở vị trí nào, cách viết các hình nốt ra sao, các hình nốt đó có ý nghĩa gì và phải thể hiện thế nào. Việc ghi chép nhạc còn giúp các em ghi nhớ các ký hiệu khác về âm nhạc. Các kiến thức đó hổ trợ cho việc tập đọc nhạc hoặc thực hiện các bài hát theo yêu cầu của tác giả như: dấu luyến, dấu chấm dôi, dấu quay lại, dấu hồi đoạn, dấu lặng đen, lặng đơn, ngắt câu. Kinh nghiệm rút ra: Việc ghi chép nhạc là công việc đòi hỏi phải hướng dẫn các em thực hiện một cách thường xuyên. Tuy nhiên không nhất thiết lúc nào cũng phải thực hiện ngay tại lớp vì như thế sẽ mất rất nhiều thời gian. Ở lớp chỉ hướng dẫn các em cách thực hiện việc ghi chép, nhận ra cách trình bày thế nào cho đúng, cho đẹp còn việc ghi chép lại bài nên cho các em thực hiện ở nhà. Thủ pháp “ Sáng tạo”: Chế tạo đồ dùng dạy học: Giáo viên có thể tự làm bộ nốt nhạc nam châm và các nhạc cụ gõ đệm, hoa, chiếc thẻ âm nhạc với những vật liệu đơn giản như: Vỏ chai nước suối, vỏ hộp thuốc hoặc vỏ lon bia, bi xe đạp cũ hoặc sỏi, đá nhỏ. VD: Khi dạy HS ôn các nốt nhạc trên khuông (âm nhạc ở lớp 4). Dùng kí hiệu âm nhạc bằng nam châm gắn lên bảng để thực hiện các bài giới thiệu khóa son, hình nốt.. Những nhạc cụ tự tạo có âm thanh rất vui và dễ chịu, dù các em sử dụng với số lượng đông cũng không gây tiếng ồn làm ảnh hưởng tới các lớp học bên cạnh. 4. Một số trò chơi với khuông nhạc, nốt nhạc: a. *Trò chơi:" Khuông nhạc, bàn tay": - Mục đích: Qua trò chơi giúp học sinh nhớ được vị trí, tên gọi các nốt nhạc. - Chuẩn bị: + Hai khuông nhạc bàn tay (cắt bằng bìa có gắn nam châm ở mặt sau) GVTH: Nguyễn Kim Oanh Trang: 7 Trường Tiểu học Hiếu Thành Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc 2020-2021 Khối lớp Thích học Âm nhạc Thích học tập đọc Thấy khó học hay không 4 hay không nhạc hay không Không Không Thích học Thích học khó Không khó Tỉ thích thích SL lệ Tỉ Tỉ SL Tỉ lệ SL SL Tỉ lệ SL SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ lệ lệ 100 107 100 0 0 100 100 0 0 7 6,5 100 93,4 107 % % % % % % % Qua khảo sát và theo dõi quá trình học tập của các em, sau một thời gian áp dụng theo một số biện pháp giúp học sinh học tốt tập đọc nhạc lớp 4 trường Tiểu học, cho thấy: Học sinh thích học âm nhạc chiếm tỉ lệ 100 % và không có học sinh không thích học: thích học phần tập đọc nhạc chiếm tỉ lệ 100 % và không có học sinh không thích học; thấy không khó học chiếm tỉ lệ 93,4% và thấy khó là 6,5 % . Điều này cho thấy hầu hết học sinh rất thích học âm nhạc và có phần tập đọc nhạc, trong giờ học đa số học sinh đã có cảm nhận sâu sắc về âm thanh phát triển kỹ năng quan sát và lắng nghe các em đọc tốt bài và yêu thích học âm nhạc hơn. Khi sử dụng một số biện pháp giúp học sinh học tốt tập đọc nhạc lớp 4 trường Tiểu học cần chú ý về tính hiệu quả, tránh hình thức, đảm bảo tính phù hợp đối tượng khi áp dụng biện pháp, không lạm dụng tránh làm mất thời gian, ảnh hưởng đến sự tập trung của người học, sử dụng hợp lý với từng kiểu bài, thời điểm và kỹ năng thực hành của giáo viên là yếu tố quan trọng nhằm rèn luyện năng lực thực hành cho học sinh, để học sinh đạt được kết quả cao trong học tập. IV. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG. Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp giúp học sinh học tốt tập đọc nhạc lớp 4 trường Tiểu học Hiếu Thành, huyện Vũng Liêm" đã được áp dụng trong thực tế giảng dạy ở trường, trong báo cáo ở tổ bộ môn và mang lại hiệu quả cao góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Đã áp dụng để giảng dạy cho tất cả các khối lớp 4,5 bậc tiểu học tại trường và có thể nhân rộng đến các trường bạn trong huyện, tỉnh. GVTH: Nguyễn Kim Oanh Trang: 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.doc