Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Chính tả ở Lớp 4

docx 9 trang lop4 17/02/2024 1360
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Chính tả ở Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Chính tả ở Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Chính tả ở Lớp 4
 I/. Thực trạng đề tài:
 Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện để 
giao tiếp, mà ngôn ngữ viết là một hình thức của ngôn ngữ giao tiếp. Ngôn ngữ 
viết đóng vai trò quan trọng của Tiếng Việt. Yêu cầu đầu tiên và quan trọng của 
ngôn ngữ viết là phải viết đúng chính tả. Vì vậy việc dạy viết chính tả đúng phải 
được coi trọng ngay từ bậc Tiểu học.
 Qua việc học chính tả, các em nắm bắt được các quy tắc chính tả và hình 
thành kỹ năng, kỹ xảo chính tả. Từ đó có thói quen viết đúng chính tả, giúp cho 
sự hoàn thiện nhân cách học sinh. Mặc dù những qui tắc, qui ước về chính tả đã 
được thống nhất theo ngữ pháp chung, nhưng việc “viết đúng chính tả” trong học 
sinh hiện nay nói chung vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại.
 Trước tình hình viết chính tả như vậy, từ đó cần tìm ra một số giải pháp hữu 
hiệu nhằm nâng cao chất lượng học chính tả cho học sinh là hết sức cần thiết. Đặc 
biệt là việc cải tiến cách dạy chính tả sao cho khoa học, hiệu quả hơn. Coi trọng 
phương pháp dạy chính tả có ý thức để việc viết đúng chính tả trở thành kỹ năng, 
kỹ xảo cho học sinh ngay từ lớp đầu cấp.
 Trong năm học 2022 - 2023, tôi được Ban giám hiệu phân công chủ nhiệm 
và giảng dạy lớp 4/2. Khi dạy phân môn Chính tả, ngay từ những tiết đầu tiên và 
theo dõi việc học tập của học sinh, tôi nhận thấy tốc độ viết của các em còn chậm 
và sai nhiều lỗi chính tả phổ biến. Qua kết quả kiểm tra viết Chính tả đầu năm của 
lớp là:
 - Tổng số bài khảo sát: 30 bài.
 Trong đó, đạt yêu cầu: 25/30; chưa đạt yêu cầu: 5/30.
 Xuất phát từ những vấn đề trên, bản thân lại là một giáo viên dạy đối tượng 
học sinh có vấn đề về chính tả, nên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số 
biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Chính tả ở lớp 4”.
 II/. Nội dung cần giải quyết:
 Qua những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh 
đã nêu trên, tôi đưa ra những vấn đề cần giải quyết như sau:
 - Giáo viên cần chú trọng trong việc luyện đọc (như phát âm chuẩn, đúng) cạnh những việc tự luyện phát âm, giáo viên cần thường xuyên chữa lỗi phát âm 
một cách kịp thời cho học sinh khi các em đọc sai, để khi viết chính tả các em mới 
viết chính xác.
 Ví dụ:
 - Những tiếng có âm cuối là ng thì phải đọc ngân dài hơn so với những tiếng 
có âm cuối là n.
 - Những tiếng có thanh ngã thì khi đọc phải nặng giọng và ngân hơi dài 
hơn những tiếng có thanh hỏi.
 Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần tiến hành từng bước nhằm hình 
thành cho các em có thói quen nghe đúng, viết đúng chính tả. Khi đọc bài chính 
tả, tôi hướng dẫn học sinh tìm và phân tích các tiếng khó, các từ mà các em hay 
nhầm lẫn, những chữ viết sai do các em chưa nắm qui tắc chính tả hoặc do các em 
phát âm lệch chuẩn.
 Ví dụ:
 + Học sinh lẫn lộn âm đầu:
 * s/x: sắc sảo xắc xảo
 sạch sẽ xạch xẽ
 sắp xếp xắp xếp
 * v/d/gi: dọn dẹp giọn dẹp
 giàn hoa dàn hoa
 * ch/tr: con trăn con chăn
 trông thấy chông thấy
 + Học sinh lẫn lộn âm cuối:
 * n / ng: cây bàng cây bàn
 * n / nh: số chín số chính
 * c / t : cây thước cây thướt
 + Học sinh không nắm vững quy tắc chính tả:
 Ví dụ: băn khoăn băn khuăn
 cổ kính cổ cính
 gồ ghề gồ gề - Sen: hoa sen, vòi sen
 - Xen: xen lẫn, xen kẽ
 b) phân biệt dấu thanh, âm đầu âm cuối:
 Rèn luyện trí nhớ cho học sinh để có kĩ năng viết đúng chính tả bằng cách 
hướng dẫn cho các em đọc - viết vào các tiết học củng cố kiến thức trong tuần, 
giúp các em có kĩ năng phân biệt về thanh, về phụ âm đầu, phụ âm cuối qua các 
bài tập chính tả để giúp học sinh vận dụng tốt các kiến thức đã học.
 Ví dụ: * Bài tập phân biệt r/d/gi:
 .. .ỗ dành, .. .ỗ chạp, mặt .. .ỗ
 ...ữ gìn, cặp ..a, .a vào
 * Bài tập phân biệt các phụ âm cuối c/t, n/ng, ...
 Đây là lỗi mà học sinh hay mắc phải do ảnh hưởng của phương ngữ. Để giúp 
học sinh viết đúng các tiếng có phụ âm cuối c/t hoặc n/ng ta phải khảo sát, thống 
kê lỗi chính tả mà học sinh mắc phải (Ví dụ: tấc cả, gậc đầu, ...). Trên cơ sở đó 
soạn cho học sinh hệ thống bài tập chính tả “so sánh”. Sau đó, tổ chức cho học 
sinh thực hành luyện tập.
 + Hoặc để phân biệt âm đầu ch/tr: Tôi cho các em quan sát một số hình ảnh 
chỉ tên đồ vật, tên con vật bắt đầu bằng âm ch.
 Ví dụ: - chổi, chảo, chén, chiếu, chum, ...
 - chó, chuồn chuồn, châu chấu, chim sẻ, chim sâu, ...
 + Hoặc đối với phụ âm đầu s/x: Tôi cho các em thi tìm tên chỉ cây cối hoặc 
tên con vật đều bắt đầu bằng âm “s”
 Ví dụ:
 - sả, sầu đâu, sầu riêng, sắn, sứ, si, ...
 - sò, sóc, sứa, sáo, sói, sư tử, sên, ...
 + Để phân biệt dấu thanh hỏi, thanh ngã: Tôi sử dụng một số bài tập trắc 
nghiệm hoặc bài tập điền từ vào chỗ trống để luyện tập cho học sinh.
 Ví dụ: Khoanh tròn vào những chữ cái trước những từ viết đúng:
 a. sữa tươi d. thi đỗ
 b. sửa sai e. nghiêng ngã Ví dụ: Trần Hưng Đạo, Vàm Cỏ Đông, ...
 4. Sửa sa i kịp thời những lỗi mà học sin h mắc phả i:
 Ngoài những vấn đề đã nêu ra ở trên, thì khâu nhận xét bài và sửa sai cho 
học sinh cũng rất quan trọng. Đa số các giáo viên hiện nay chỉ sửa sai qua loa, 
không hướng dẫn sửa lỗi cụ thể. Nhưng đối với tôi, sau mỗi bài viết, tôi hướng 
dẫn các em tự soát sửa lỗi cụ thể của mình ra lề. Sau đó, yêu cầu học sinh về viết 
lại những tiếng sai đó vào cuốn vở riêng (gọi là sổ tay chính tả) và cách sửa những 
lỗi ấy là khi viết yêu cầu học sinh phải viết thành từ hoặc cho học sinh đặt câu với 
những từ dễ mắc lỗi, cũng có thể đưa ra những đoạn văn, thơ trong đó có nhiều từ 
viết sai chính tả để học sinh tự phát hiện lỗi, tìm hiểu nguyên nhân sai và chữa lại 
cho đúng.
 Ví dụ: Sai tiếng “giặt” cho học sinh ghi “giặt quần áo”.
 Sai tiếng “cúi” cho học sinh ghi “cúi xuống”, ...
 Mỗi từ ghi lại 1 dòng cho học sinh nhớ cách viết.
 Thông thường do thời gian hạn hẹp chỉ xem khoảng từ 7-10 bài, nhưng với 
tôi thì sắp xếp xem hết cả lớp, nếu không đủ thời gian thì đem về nhà xem tiếp. 
Đối với học sinh viết chậm hoặc hay mắc lỗi chính tả thường được tôi xem và 
hướng dẫn chữa bài thường xuyên. Có như vậy mới phát hiện những lỗi sai của 
các em và theo dõi được sự tiến bộ của từng em thông qua bài viết.
 Giáo viên cần thường xuyên kết hợp với phụ huynh học sinh nhất là các em 
chưa hoàn thành để phụ huynh nhắc nhở thêm việc chuẩn bị bài ở nhà của các em. 
Nhờ có sự chuẩn bị tốt các em này sẽ tiếp thu bài nhanh chóng hơn.
 IV/. Kết quả:
 Qua việc áp dụng các giải pháp nêu trên, học sinh lớp tôi đã dần dần tiến bộ, 
viết đúng chính tả. Bài viết của các em chất lượng được nâng lên rõ rệt so với đầu 
năm học. Đa số các em biết cách trình bày và viết đúng chính tả, số bài đạt yêu 
cầu tăng lên đáng kể.
 Kết quả kiểm tra Chính tả cuối năm:
 Đầu năm học số bài đạt Cuối năm học số bài đạt yêu 
 Tổng số học sinh yêu cầu cầu
 30 25 30 MỤC LỤC
Phần I. Thực trạng đề tài ..................................................................trang 1
p hần II. Nội dung cần giải quyết.....................................................trang 2
p hần III. Biện pháp giải quyết ........................................................trang 2- 8
Phần IV. Kết quả..............................................................................trang 8
Phần V. Kết luận ..............................................................................trang 8- 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.docx