Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật chuyển sang hoạt động giáo dục Mĩ thuật Lớp 4, 5

doc 32 trang lop4 13/12/2023 1720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật chuyển sang hoạt động giáo dục Mĩ thuật Lớp 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật chuyển sang hoạt động giáo dục Mĩ thuật Lớp 4, 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật chuyển sang hoạt động giáo dục Mĩ thuật Lớp 4, 5
 Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật chuyển sang hoạt động
 giáo dục Mĩ thuật lớp 4, 5 trường TH Trưng Vương
 PHẦN I : MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài.
 Giáo dục Mĩ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong việc không chỉ khuyến 
khích sự sáng tạo của trẻ em mà giúp phát triển nhân cách và các năng lực xã 
hội. Chính vì vậy, giáo dục Mĩ thuật là một phần quan trọng trong nỗ lực của 
Đại sứ quán Đan Mạch nhằm hỗ trợ quá trình dân chủ và đa nguyên tại Việt 
Nam. Dự án này nhằm truyền cảm hứng cho giáo viên dạy Mĩ thuật, khuyến 
khích giáo viên kết hợp các kỹ năng mỹ thuật với các phương pháp dạy học lấy 
người học làm trung tâm, khuyến khích sự tương tác, kích thích tư duy sáng tạo, 
kích thích phát triển nhận thức thông qua hoạt động thực tế. 
 Trên cơ sở lý thuyết giáo dục và giảng dạy Mĩ thuật, giáo viên sẽ tổ chức 
dạy cho các em học Mĩ thuật qua các hoạt động Vẽ cùng nhau, Vẽ theo nhạc, Vẽ 
biểu đạt, tạo hình 3D từ các vật tìm được, Xây dựng cốt truyện... Thông qua các 
hoạt động tạo hình sẽ khơi gợi và phát huy được năng khiếu thẩm mỹ vốn có ở 
trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ 
của học sinh trong cuộc sống. Hoạt động giáo dục Mĩ thuật còn góp phần đem 
lại nhận thức mới, niềm vui, hứng thú và sáng tạo học tập cho trẻ. Việc sử dụng 
nền nhạc trong các hoạt động Mĩ thuật cũng tạo cho học sinh hứng thú, không 
khí lớp học vui vẻ, thân thiện.
 “Các em học sinh khi tới trường giống như những cây non có rễ cứng cáp 
và đầy tiềm năng. Giáo viên chỉ đóng vai trò là những người thúc đẩy, biết cần 
phải thêm chất xúc tác gì vào nước tưới để giúp những cây non đó phát triển”, 
đó là thông điệp bà Kirsren Fugl, chuyên gia tư vấn Đan Mạch đã nêu tại các 
buổi tập huấn cho giáo viên khi thực hiện phương pháp mới của dự án. Điểm nổi 
bật của phương pháp dạy học này là giáo viên có thể chủ động theo từng nội 
dung tiết dạy mà kết hợp nhiều kỹ thuật trong một bài dạy. Khi giảng dạy, giáo 
viên Mĩ thuật phải nắm vững những yêu cầu để xây dựng các nội dung liên kết, 
đặc biệt lưu ý tới 5 lĩnh vực năng lực: kinh nghiệm; kỹ năng và kỹ thuật; phân 
tích giải trình; thể hiện năng lực truyền thông tin và đánh giá với các chủ điểm 
chung phù hợp với học sinh tiểu học ở các lứa tuổi khác nhau. Tổ chức lớp học 
Giáo viên : Lê Thị Hiền Dung Trang 1 Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật chuyển sang hoạt động
 giáo dục Mĩ thuật lớp 4, 5 trường TH Trưng Vương
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
 * Mục tiêu :
 Nhằm giảm bớt áp lực nặng nề cho học sinh, tạo ra sân chơi lý thú bổ ích, 
gây niềm vui hứng thú học tập cho học sinh, đúng với Mục tiêu giáo dục môn 
Mĩ thuật ở Tiểu học trong giai đoạn đổi mới. Đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải cố 
gắng, đầu tư nhiều thời gian công sức để nghiên cứu, tìm tòi, thiết kế nội dung, 
hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với học sinh từng đơn vị, từng lớp, 
để vừa không bỏ rơi học sinh yếu, hỗ trợ cho các em vươn lên đạt trình độ 
“chuẩn” vừa tạo cơ hội cho những học sinh có năng khiếu được phát triển. 
 * Nhiệm vụ : Đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mỹ thuật chuyển sang 
hoạt động giáo dục Mỹ thuật là việc tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và đang thực hiện 
nhằm đem lại hiệu quả giáo dục cao hơn. Đây là một quá trình thể nghiệm lâu 
dài để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. 
 Giáo viên không còn lúng túng khi lên lớp, các hoạt động diễn ra theo 
trình tự một cách khoa học và gắn kết với nhau. Học sinh dễ tiếp thu bài hơn, 
hiệu quả sáng tạo tăng lên rõ rệt.
 Qua việc học tập theo phương pháp mới giúp cho học sinh có được những 
trải nghiệm để gợi mở cách nhìn nhận, cảm giác, sự tò mò, trí nhớ, trí tưởng 
tượng và phát triển sức sáng tạo và biểu đạt, vì vậy học sinh sẽ có được những 
hình ảnh và động lực mang tính tinh thần. Hạn chế được cảm giác lo sợ vì không 
biết vẽ của các em. Học sinh biết bảo vệ ý thức chủ quan của bản thân khi vẽ 
tranh, không bị ảnh hưởng bởi lời chê bai của các bạn khác. Học sinh được bồi 
dưỡng rèn luyện óc quan sát, cách so sánh sự vật hiện tượng, giúp các em tìm tòi 
thể hiện để vươn tới cái đẹp. Một điều không thể không nhắc tới đó là học sinh 
yêu thích môn học hơn, vẽ một cách say sưa hơn, hứng thú với nhiều sáng tạo, 
khiến cho tiết học trở nên thoải mái, nhẹ nhàng. Quan trọng hơn cả là các em đã 
thấy tự tin khi vẽ, tạo được những câu chuyện ngộ nghĩnh mang hiệu quả bất 
ngờ, đẹp mắt. 
Giáo viên : Lê Thị Hiền Dung Trang 3 Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật chuyển sang hoạt động
 giáo dục Mĩ thuật lớp 4, 5 trường TH Trưng Vương
 Phương pháp thực nghiệm : Giáo viên chủ động tác động vào học sinh và 
quá trình dạy – học để hướng theo mục tiêu dự kiến của mình.
 Phương pháp phân tích, tổng hợp : Phân tích nguyên nhân dẫn đến thực 
trạng và tổng hợp các kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu nhằm đánh giá 
hiệu quả của giải pháp.
 b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn : Điều tra phỏng vấn tình hình học sinh, 
dự dự giờ, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy môn Mĩ thuật, thực hành 
giảng dạy theo phương pháp mới.
 c. Phương pháp thống kê toán học 
 Bảng thống kê kết quả khảo sát học sinh trước khi áp dụng sáng kiến.
 Trước khi áp dụng
 Khối Thái độ Chất lượng GD
 Sỉ số
 Không Rất 
 Thích HTT HT CHT
 thích thích
4 53 11 22 20 12 40 8
5 65 10 40 15 23 42 5
Giáo viên : Lê Thị Hiền Dung Trang 5 Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật chuyển sang hoạt động
 giáo dục Mĩ thuật lớp 4, 5 trường TH Trưng Vương
phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội các em đang từng bước gia nhập vào 
xã hội thế giới của mọi mối quan hệ. Do đó, học sinh tiểu học chưa đủ ý thức, 
chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội, mà các em luôn 
cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội. Học 
sinh tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hướng tới tương lai. 
Nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định 
chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét. Trẻ 
nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh.
 Đối với trẻ em ở lứa tuổi tiểu học thì tri giác của học sinh tiểu học 
phản ánh những thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện tượng và xảy ra 
khi chúng trực tiếp tác động lên giác quan. Tri giác giúp cho trẻ định 
hướng nhanh chóng và chính xác hơn trong thế giới. Tri giác còn giúp cho trẻ 
điều chỉnh hoạt động một cách hợp lý. Trong sự phát triển tri giác của học 
sinh, giáo viên tiểu học có vai trò rất lớn trong việc chỉ dạy cách nhìn, hình 
thành kỹ năng nhìn cho học sinh, hướng dẫn các em biết xem xét, biết lắng nghe.
 Bên cạnh sự phát triển của tri giác, chú ý có chủ định của học sinh tiểu 
học còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý có ý chí chưa mạnh. Vì vậy, việc sử 
dụng đồ dùng dạy học là phương tiện quan trọng để tổ chức sự chú ý cho học 
sinh. Nhu cầu hứng thú có thể kích thích và duy trì chú ý không chủ định cho 
nên giáo viên cần tìm cách làm cho giờ học hấp dẫn để lôi cuốn sự chú ý của 
học sinh. Trí nhớ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và hoạt động 
của con người, nhờ có trí nhớ mà con người tích lũy vốn kinh nghiệm đó 
vận dụng vào cuộc sống. Đối với học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan – 
hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ – logíc. Tư duy của trẻ 
em mới đến trường là tư duy cụ thể, dựa vào những đặc điểm trực quan của 
đối tượng và hiện tượng cụ thể. Trong sự phát triển tư duy ở học sinh tiểu học, 
tính trực quan cụ thể vẫn còn thể hiện ở các lớp đầu cấp và sau đó chuyển dần 
sang tính khái quát ở các lớp cuối cấp. Trong quá trình dạy học và giáo dục, giáo 
viên cần nắm chắc đặc điểm này. Vì vậy, trong dạy học lớp, giáo viên cần 
đảm bảo tính trực quan thể hiện qua dùng người thực, việc thực, qua dạy học 
Giáo viên : Lê Thị Hiền Dung Trang 7 Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật chuyển sang hoạt động
 giáo dục Mĩ thuật lớp 4, 5 trường TH Trưng Vương
 + Năng lực phân tích và trình bày: Thông qua các hoạt động trình bày về 
tác phẩm của mình, tham gia giải thích, phân tích, nhận xét về nghệ thuật, kỹ 
thuật thể hiện tác phẩm.
 + Năng lực giao tiếp và đánh giá: Học sinh tham gia giao tiếp, thảo luận 
và đánh giá tất cả các hoạt động trong tiết Mĩ thuật, đánh giá những gì đã làm 
được, có như mong muốn hay không?...
 * Nội dung chương trình: Điểm nổi bật của phương pháp dạy học này là 
giáo viên có thể chủ động theo từng nội dung tiết dạy mà kết hợp nhiều kỹ thuật 
trong một bài dạy. Nội dung chương trình giáo dục Mĩ thuật theo phương pháp 
mới không theo trình tự các bài như chương trình hiện hành, mà giáo viên căn cứ 
vào đó để xây dựng các chủ đề cho phù hợp. Mỗi chủ đề tạo thành một quy trình 
mỹ thuật tương tác và tích hợp giữa 5 nội dung: Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí, Vẽ 
tranh, Tập nặn tạo dáng, Thường thức Mĩ thuật. Mỗi chủ đề sẽ lồng ghép giáo 
dục nhiều mục tiêu và được thực hiện ít nhất là 2 tiết, nhiều nhất là 5 tiết hoặc 
cũng có thể hơn.
 * Các quy trình mỹ thuật: Trên cơ sở lý thuyết giáo dục và giảng dạy Mĩ 
thuật, giáo viên sẽ tổ chức dạy cho các em học Mỹ thuật qua các hoạt động Vẽ 
cùng nhau, Vẽ theo nhạc, Vẽ biểu đạt, tạo hình 3D từ các vật tìm được, Xây 
dựng cốt truyện... Thông qua các hoạt động tạo hình sẽ khơi gợi và phát huy 
được năng khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp, 
tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của học sinh trong cuộc sống. Hoạt động 
giáo dục Mĩ thuật còn góp phần đem lại nhận thức mới, niềm vui, hứng thú và 
sáng tạo học tập cho trẻ. Việc sử dụng nền nhạc trong các hoạt động Mĩ thuật 
cũng tạo cho học sinh hứng thú, không khí lớp học vui vẻ, thân thiện.
Giáo viên : Lê Thị Hiền Dung Trang 9 Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật chuyển sang hoạt động
 giáo dục Mĩ thuật lớp 4, 5 trường TH Trưng Vương
 - Giáo viên lập sổ tay theo dõi tinh thần, thái độ và quá trình tham gia của 
học sinh trong nhóm, thường xuyên cập nhật những nhận xét thì việc đánh giá 
học sinh sẽ chính xác và đảm bảo công bằng áp dụng nhận xét theo thông tư 22.
 Như đã nêu ở trên, các hoạt động giáo dục Mĩ thuật ở Tiểu học theo 
phương pháp mới hầu hết là tiến hành theo nhóm, để hiểu rõ hơn vấn đề nghiên 
cứu trước hết chúng ta cần tìm hiểu:
 Thế nào là hình thức Đổi mới Phương pháp tổ chức dạy học môn Mĩ thuật 
chuyển sang “Hoạt động giáo dục Mĩ thuật”?
 Trước tiên cần phải hiểu rằng hoạt động nhóm không phải là phương 
pháp giảng dạy mà là cách thức tổ chức lớp học. Dạy học theo nhóm là hình thức 
tổ chức lớp học mà trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh làm việc 
cùng nhau trong những nhóm nhỏ để hoàn thành mục đích học tập chung của 
nhóm, thực hiện các hoạt động như thảo luận, đóng vai, giải quyết vấn đề... Mỗi 
thành viên không chỉ có trách nhiệm thực hiện các hoạt động của nhóm mà còn 
phải có trách nhiệm hợp tác, giúp đỡ các thành viên trong nhóm hoàn thành các 
nhiệm vụ được giao. Dạy học theo nhóm là sự tác động trực tiếp giữa học sinh 
với nhau và cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập. Mỗi cá nhân phải có ý thức 
tự hoàn thành nhiệm vụ của mình. Thành công của cá nhân là thành công chung 
của cả nhóm.
 Dạy học theo nhóm có một số đặc điểm sau: 
 - Hoạt động dạy học vẫn được tiến hành trên quy mô cả lớp, như mô hình 
giờ học truyền thống. Việc phân chia nhóm học sinh vừa tuân theo nhận thức, 
khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh, vừa phụ thuộc vào nhiệm vụ học tập 
học sinh cần phải giải quyết. 
 - Học sinh phải trực tiếp tham gia các hoạt động, giải quyết các nhiệm vụ 
học tập được đặt ra cho mỗi nhóm. 
 - Trong mỗi nhóm phải có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành 
viên, phải cùng hợp tác, trao đổi giải quyết nhiệm vụ chung của nhóm. 
Giáo viên : Lê Thị Hiền Dung Trang 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_doi_moi_hinh_thuc_to.doc