Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Lớp 4 ở Trường TH Trưng Vương
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Lớp 4 ở Trường TH Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Lớp 4 ở Trường TH Trưng Vương
Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 ở Trường Tiểu học Trưng Vương TT MỤC LỤC TRANG Phần thứ nhất: Mở đầu 2 I ĐẶT VẤN ĐỀ 2 II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 1 Mục tiêu 2 2 Nhiệm vụ 3 3 Đối tượng nghiên cứu 3 4 Giới hạn của đề tài 3 5 Phương pháp nghiên cứu 3 Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề 3 I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ 3 II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 4 III CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 6 1 Mục tiêu của giải pháp 6 2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 6 IV TÍNH MỚI CỦA GIẢI PHÁP 13 V HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KẾN KINH NGHIỆM 13 Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị 15 I KẾT LUẬN 15 II KIẾN NGHỊ 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CẤP TRƯỜNG 18 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huệ - 1 - Trường TH Trưng Vương Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 ở Trường Tiểu học Trưng Vương - Nhiệm vụ của đề tài đó là phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy bộ môn Âm nhạc. - Tìm ra các phương pháp để giảng dạy tốt phân môn Tập đọc nhạc, giúp học sinh lớp 4 hứng thú và tiếp thu nhanh hơn trong giờ Tập đọc nhạc. 3. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 ở trường tiểu học Trưng Vương. 4. Giới hạn của đề tài Tập trung nghiên cứu đề tài : “Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 ở trường tiểu học Trưng Vương” khối lớp 4 năm học 2016-2017, năm học 2017-2018. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích – tổng hợp; - Phương pháp điều tra; - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm. Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huệ - 3 - Trường TH Trưng Vương Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 ở Trường Tiểu học Trưng Vương Những năm trước đây, việc đầu tư trang thiết bị cho môn học còn hạn chế. Do đó việc truyền đạt và giúp các em tiếp thu kiến thức Âm nhạc là hết sức khó khăn, thậm chí những kiến thức đó đến với các em hết sức trừu tượng. Việc truyền thụ các kiến thức âm nhạc chỉ qua phương pháp truyền khẩu thuần tuý, ít phát triển khả năng tư duy của các em. Do đó không tạo được sự thu hút, ít gây hứng thú học tập cho các em. Dựa vào cơ sở lý luận đã có cùng với thời gian giảng dạy tại trường, tôi đã tìm hiểu khả năng học nhạc của học sinh. Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy việc tiếp thu các kiến thức Âm nhạc và sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em gọi là có năng khiếu. Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức. Qua kiểm tra đọc một bài tập đọc nhạc của học sinh khối 4 năm học 2015 – 2016 thì số lượng các em đọc tốt còn rất khiêm tốn. Thực tế khi nghe các em thực hiện bài tập, bên cạnh những em trình bày tự nhiên và thoải mái vẫn còn một số em chưa thực sự mạnh dạn, tự tin, chỉ đọc với tính chất thuộc lòng, đọc nhạc thì chỉ đúng tên nốt mà chưa đúng trường độ, ngắt, nghỉ tuỳ tiện không đúng tiết tấu của bài nhạc. Nắm được tên và vị Chưa nắm được tên Lớp Đọc tốt Đọc chưa tốt trí nốt nhạc và vị trí nốt nhạc 4A 4/26 22/26 4/26 22/26 4B 5/24 19/24 5/24 19/24 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Về CSVC của trường chưa thật đầy đủ, chưa có phòng chức năng riêng để học Âm nhạc. Do môn học đòi hỏi phải có năng khiếu nên một số em còn đọc sai cao độ, chưa đọc đúng tên nốt nhạc, chưa biết gõ đệm chính xác theo nhịp, phách, tiết tấu. Điều kiện giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, các tài liệu tham khảo, phục vụ dạy Tập đọc nhạc như tranh trò chơi âm nhạc còn ít, chưa phong phú. Trường có một số em là học sinh đồng bào, các em tiếp thu chậm và còn rụt rè, nhút nhát. Ý thức học tập và khả năng tiếp thu của một số học sinh chưa cao. Một số phụ huynh chưa quan tâm, nhắc nhở con em mình học tập, cũng như chuẩn bị đồ dùng học tập môn Âm nhạc chưa đầy đủ. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra Trường Tiểu học Trưng Vương nằm trong địa phận xã Bình Hòa, là một xã có đời sống kinh tế khó khăn. Phụ huynh học sinh sống chủ yếu bằng nghề làm Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huệ - 5 - Trường TH Trưng Vương Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 ở Trường Tiểu học Trưng Vương Dưới đây là một số phương pháp tôi đã thực hiện đối với học sinh của mình kết hợp với việc nghiên cứu các tài liệu. Tôi nhận thấy các phương pháp này rất phù hợp với phân môn Tập đọc nhạc: Các bước lên lớp theo đúng quy trình của phân môn Tập đọc nhạc Khi học sinh đã nắm chắc về kiến thức nhạc, trong giờ lên lớp, giáo viên cần phải tùy vào đối tượng học sinh để dạy theo đúng quy trình, đúng các bước lên lớp như sau: Bước 1: Giới thiệu tên bài (bằng các hình ảnh trực quan thì bài học sẽ sinh động hơn, gây được sự chú ý và hứng thú học tập của học sinh hơn). Bước 2: Xác định tên nốt, hình nốt. Bước 3: Tập tiết tấu của bài Tập đọc nhạc. Bước 4: Đọc cao độ theo thang âm, giáo viên đàn học sinh đọc. Bước 5: Giáo viên đàn giai điệu bài Tập đọc nhạc phân theo câu hát. Bước 6: Học sinh đọc kết hợp gõ phách. Bước 7: Đọc lời ca. Bước 8: Ghép lời ca. Bước 9: Kiểm tra theo tổ, nhóm, cá nhân, dãy, bàn. Xây dựng phương pháp tập đọc nhạc Ở lớp 3, học sinh mới làm quen với các kí hiệu ghi nhạc: khóa Son, khuông nhạc, một số hình nốt nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc, đặc biệt vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc rất quan trọng, nó quyết định cho việc đọc nhạc của học sinh ở các lớp trên, vì vậy để cho dễ nhớ tôi đã cho học sinh ghi nhớ bằng các câu văn như sau: Nốt Đô: ở dòng kẻ phụ dưới Nốt Rê: sát dưới dòng kẻ thứ nhất Nốt Mi: ở dòng kẻ thứ nhất Nốt Pha: ở khe thứ nhất Nốt Son: ở dòng kẻ thứ hai Nốt La: ở khe thứ hai Nốt Si: ở dòng kẻ thứ ba. Ta thường xuyên ôn tập củng cố cho học sinh ghi nhớ vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc bằng các câu văn này kết hợp sử dụng khuông nhạc bàn tay trái để khắc sâu kiến thức cho học sinh . Hoặc cho học sinh thi đua học thuộc bài thơ “Bàn tay xinh”. Nhìn vào năm ngón bàn tay Giống như khuông nhạc nó thay năm dòng Bàn tay, mà học thật thông Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huệ - 7 - Trường TH Trưng Vương Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 ở Trường Tiểu học Trưng Vương Đây là lúc bắt đầu tập đọc bài nhạc, tập đọc từng câu theo đàn, giáo viên sửa lỗi truyền miệng. Luyện tập củng cố theo nhóm, tổ hoặc cá nhân. Khi các em đọc đúng cao độ, trường độ của bài, mới chuyển sang ghép lời ca. Để các em có cảm nhận tốt hơn trong việc ghép lời ca với nhạc, giáo viên nên cho các em tự ghép lời, sau đó, giáo viên đàn giai điệu và hát mẫu lời ca để các em nghe, so sánh. Giáo viên bắt nhịp, học sinh đọc lại nhạc và ghép lời ca. Giáo viên đàn lại từng câu, sửa lỗi cho các em. Giai đoạn này đòi hỏi sự kết hợp luyện tập nhịp nhàng giữa đọc nhạc, hát lời và gõ đệm nhạc cụ. Cuối cùng là việc đánh giá, đây là giai đoạn động viên khích lệ các em học tập. Phải thường xuyên động viên học sinh, việc động viên giúp cho các em chưa thể hiện bài tập đọc nhạc tốt sẽ cố gắng học tập hơn. Hướng dẫn luyện tập đúng cao độ và trường độ cho học sinh Luyện tập về cao độ: - Trong bộ môn Âm nhạc nói chung và Tập đọc nhạc nói riêng, luyện tập cao độ là khó hơn cả. Với các em phải tiến hành tuần tự từ những âm dễ đọc nhất, phù hợp với tầm cữ giọng các em rồi mới mở rộng thành thang âm 5 âm và 6 âm. - Trước hết, giáo viên nên cho học sinh tập những vần ít âm với âm “son” làm trung tâm ( như: mi, son, la, son, đô), quãng 5 (rê, mi, pha, son, la; đô, rê, mi, pha, son). Sau khi hình thành được thang 5 âm sẽ dạy tiếp quãng 6 (đô, rê, mi, pha, son, la) tùy tình hình thực tế của từng bài Tập đọc nhạc. Để thực hiện nội dung trên, giáo viên có thể sử dụng các biện pháp như sau: + Đọc nhạc theo tháp cao độ: Dùng trục gam Đô trưởng, dựa theo thang âm có trong bài vẽ tháp cao độ cho học sinh hình dung ra độ trầm bổng của âm thanh một cách cụ thể hơn. + Đàn cao độ các nốt nhạc có trong bài Tập đọc nhạc, nhắc nhở học sinh chú ý lắng nghe và đọc nhẩm theo đàn. Đọc to cao độ theo đàn từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp hoặc đọc theo cặp 2 nốt trong phạm vi từ nốt Đô 1 lên đến nốt Xi. + Điều quan trọng nhất ở phương pháp này là tập cao độ trên nền giai điệu của bài Tập đọc nhạc để các em dễ dàng bắt vào cao độ của bài Tập đọc nhạc. Ví dụ: TĐN số 1: SON LA SON Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huệ - 9 - Trường TH Trưng Vương Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 ở Trường Tiểu học Trưng Vương giáo viên có thể gây hứng thú và sự chú ý của học sinh bằng việc đọc tiết tấu bằng các tiếng tượng thanh: ring, tùng. - Đọc âm tiết tấu có ưu điểm là không ồn ào, tập trung được sự chú ý của học sinh, linh hoạt và tiết kiệm được thời gian. - Sau khi đọc tiết tấu xong, giáo viên có thể cho học sinh đọc kết hợp gõ đúng tiết tấu, gõ theo phách. Như vậy khi vào bài học sinh sẽ chủ động hơn trong việc đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách và tiết tấu. Ví dụ: TĐN số 6: MÚA VUI (Trích) Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước Luyện tiết tấu: Đơn đơn đen đơn đơn đen đơn đơn đơn đơn trắng. Có thể thay cách đọc tiết tấu trên bằng các tiếng tượng thanh: Rinh rinh tùng rinh rinh tùng rinh rinh rinh rinh tùng. Đọc nốt nhạc trên khuông nhạc Đây là phần khó nhất trong bài bởi vì chính phần này sẽ đánh giá kĩ năng thực hành của học sinh được tổng hợp từ hai phần trên. Ở lứa tuổi tiểu học sự kết hợp cùng lúc vừa nhớ tên nốt, độ cao, vị trí và hình tiết tấu của nốt nhạc đó Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huệ - 11 - Trường TH Trưng Vương
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tap_doc_nhac_cho.doc