Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Lớp 4, 5

doc 29 trang lop4 06/12/2023 1570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Lớp 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Lớp 4, 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Lớp 4, 5
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN
 MÃ SKKK
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TẬP ĐỌC NHẠC 
 CHO HỌC SINH LỚP 4 - 5
 Lĩnh vực: Âm nhạc
 Cấp học: Tiểu học 
 Năm học 2014 – 2015
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Một số biện pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 - 5
 - Phát hiện những học sinh có năng khiếu về âm nhạc, động viên và giúp 
các em phát triển năng khiếu của mình.
 - Với tư cách là người giáo viên dạy môn âm nhạc ở trường tiểu học, bản 
thân tôi luôn bám sát nội dung chương trình và vận dụng các phương pháp tối 
ưu nhất đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng để học sinh nắm bài một 
cách tốt nhất.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục Âm nhạc trong trường Tiểu học.
 - Đánh giá thực trạng về công tác dạy và học Âm nhạc tại trường trong 3 
năm học 2012 – 2013, 2013-2014 và 2014 – 2015.
 - Đề xuất một số biện pháp hữu hiệu trong đổi mới phương pháp dạy học 
Âm nhạc từ đó nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường.
VI. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
 - Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 4, 5.
 - Đối tượng nghiên cứu: Nội dung các hoạt động dạy - học âm nhạc trong 
trường Tiểu học.
 - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2012 đến 2015.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp vấn đáp.
 - Phương pháp thực hành.
VI. ĐIỂM MỚI TRONG PHƯONG PHÁP NGHIÊN CỨU.
 Sau một thời gian áp dụng “Một số biện pháp dạy Tập đọc nhạc cho 
học sinh lớp 4 - 5 ” thì kết quả học tập của học sinh có chuyển biến theo hướng 
tích cực. Các em không còn cảm thấy e ngại mỗi khi đọc bài Tập đọc nhạc, việc 
xác định tên nốt, hình nốt trong bài không còn là một việc khó khăn đối với mỗi 
học sinh. Sau mỗi tiết học Âm nhạc, các em luôn có một tinh thần thoải mái, 
phấn chấn để học tốt các môn học khác.
 PHẦN 2: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
 2 Một số biện pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 - 5
 2. Khó khăn: 
 - Dạy tập đọc nhạc ở lớp 4, 5 là rất khó khăn vì ở lớp 3 các em mới chỉ 
làm quen với các hình nốt, tên nốt, biết vị trí các nốt nhạc trên khuông nhưng lên 
lớp 4, 5 kiến thức nhạc lý yêu cầu các em ở mức độ cao hơn. Các em phải đọc 
những tên nốt, hình nốt thành một nét giai điệu. Để đọc được, các em phải nhớ 
được tên nốt và hình nốt các nốt nhạc đó. Vì vậy, nhiều em con rất bỡ ngỡ, rụt rè 
và chưa tự tin đọc bài tập đọc nhạc.
 - Thời gian dành cho phân môn tập đọc nhạc không nhiều (15 – 20 phút/1 
bài TĐN trong 1 tiết). Với khoảng thời gian ngắn như vậy, việc truyền thụ 
những kiến thức, kĩ năng âm nhạc cho các em rất hạn chế.
 - Trong giờ học, một số học sinh chưa hăng hái, tham gia học một cách 
thụ động không tích cực. Do đó, khả năng sáng tạo và khả năng cảm thụ âm 
nhạc của các em có phần hạn hẹp.
 - Một số học sinh học theo cách tự do, các nốt nhạc ngân nghỉ không 
đúng, nhận biết nốt nhạc chưa chính xác, không có sự cảm nhận về cao độ của 
các nốt nhạc.
 - Một số học sinh còn xem nhẹ môn học, coi đây chỉ là môn phụ nên các 
em học theo kiểu chống chế, không nhiệt tình tham gia, hoạt động học hời hợt 
không tích cực, thụ động.
 - Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 4, 5 rất năng động, khi học nhạc 
chưa biết kìm chế được âm thanh gây ồn ào cho cả lớp.
 - Mức độ cảm nhận âm nhạc của học sinh không đồng đều.
 - Học sinh Tiểu học hiếu động, hồn nhiên, sức tập trung tư tưởng còn hạn 
chế, thích phát hiện những điều mới lạ, thích hoạt động và chơi trò chơi. Đứng 
trước thực tế đó, người giáo vên phải nắm bắt tâm lý của học sinh để tìm ra 
phương pháp dạy học tối ưu nhất để truyền đạt cho học sinh. Có như vậy, giờ 
học tập đọc nhạc mới trở nên sinh động và đầy hứng thú đối với trẻ.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
 Là ngôi trường có truyền thống Dạy tốt – Học tốt và đạt được nhiều kết quả 
đáng tự hào trong đó đạt nhiều thành tích cao về Văn hoá văn nghệ. Các hoạt 
động văn hoá văn nghệ diễn ra rất sôi nổi trong suốt năm học qua các đợt thi đua. 
Các hoạt động đó được tác động nhiều bởi bộ môn Âm nhạc. Do vậy, để các em 
học tốt, có được những thành tích trong phong trào hoạt động ngoài giờ lên lớp và 
các em có hứng thú học tập bộ môn này, đòi hỏi người giáo viên phải có một 
phương pháp truyền đạt, phương pháp thu hút, tạo sự hứng thú cho các em với 
môn học.
 1. Điều tra động cơ học tập bộ môn của học sinh.
 Trên cơ sở lý luận cùng với thời gian giảng dạy, tôi đã tìm hiểu khả năng 
học tập bộ môn âm nhạc của học sinh qua 2 lớp. Tôi nhận thấy, việc tiếp thu 
kiến thức âm nhạc chủ yếu rơi vào những em học sinh có năng khiếu còn những 
em khác có sự e ngại, rụt rè. Một số em còn tỏ ra không thích hay không tự tin 
khi đứng đọc một bài Tập đọc nhạc. Từ thực tế đó, tôi thấy việc giúp cho học 
sinh học tốt phân môn Tập đọc nhạc là một điều hết sức cần thiết. 
 4 Một số biện pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 - 5
thái độ, ý thức học tập đối với môn Âm nhạc. Ở lớp 3, các em đã được làm quen 
với các kí hiệu Âm nhạc: các hình nốt, khuông nhạc, khóa Son, đọc 8 bài tập 
đọc nhạc ở lớp 4, sang lớp 5, các kỹ thuật đó được duy trì và nâng cao hơn một 
bước. Vì vậy, giáo viên phải nắm vững các phương pháp và các bước trong 
giảng dạy để truyền thụ lại cho các em các kiến thức của bài học cũng như phát 
triển các kỹ năng đã có của các em một cách tốt nhất.
 1. Biện pháp 1: Tìm hiểu tài liệu dạy Tập đọc nhạc.
 - Người giáo viên, ngoài kiến thức âm nhạc đã được lĩnh hội, cần nghiên 
cứu kỹ tài liệu dạy Tập đọc nhạc như: Sách hướng dẫn giáo viên, học hỏi kinh 
nghiệm của lớp người đi trước, tham khảo trên mạng internetđể từ đó nắm 
chắc được quy trình dạy một bài Tập đọc nhạc.
 2. Biện pháp 2: Tìm hiểu tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học gắn 
với việc xác định rõ chức năng của việc giáo dục Âm nhạc trong trường 
Tiểu học.
 Việc nắm bắt được tâm lý lứa tuổi của học sinh là một điều rất quan trọng. 
Ở lứa tuổi này, các em rất hiếu động, hồn nhiên, sức tập trung tư tưởng còn hạn 
chế, thích phát hiện những điều mới lạ, thích hoạt động và chơi trò chơi. Chính 
vì vậy, người giáo viên cần giúp các em được bày tỏ ý kiến, tạo cơ hội cho các 
em được bàn bạc, được phát huy vai trò sáng tạo của bản thân, được thể hiện tài 
năng của mình trước đám đông. Đặt các em vào vị trí trung tâm của hoạt động, 
không áp đặt suy nghĩ đối với các em, người giáo viên đóng vai trò là một người 
bạn lớn, hướng dẫn các em thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. Người giáo viên Âm 
nhạc trong trường Tiểu học chính là người mang đến cho các em tiếp thu bước 
đầu về văn hoá Âm nhạc, đó không phải nhằm mục đích đào tạo ra những người 
hoạt động Âm nhạc chuyên nghiệp như ca sĩ, nhạc sĩ, mà là góp phần mang đến 
cho tâm hồn các em luồng gió mới của “Văn hoá Âm nhạc”, đưa các em bay cao 
hơn, xa hơn trên con đường phát triển toàn diện, con người mới của xã hội chủ 
nghĩa.
 3. Biện pháp 3: Xây dựng nề nếp học tập.
 3.1. Nề nếp về chuyên cần.
 Ngay từ buổi học đầu tiên của năm học mới, người giáo viên cần giúp học 
sinh hiểu rõ được nội quy quy định của môn học, xác định rõ thái độ, nhiệm vụ, 
ý thức học tập cũng như thấy được ý nghĩa của bộ môn Âm nhạc để từ đó, các 
em phấn khởi, học tập chuyên cần, hăng say.
 3.2. Nề nếp về học tập.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu và nắm được yêu cầu của bộ môn Tập 
đọc nhạc là gì? Học sinh cần học ra sao và học như thế nào? Cụ thể: 
 Lớp 4: Ngoài những kiến thức nhạc lý đã học ở lớp 3 như: Các hình nốt, 
khuông nhạc, khóa Son, một số kí hiệu âm nhạc, học sinh bắt đầu làm quen với 
phân môn Tập đọc nhạc. Các em chính thức học về cao độ và trường độ, biết 
đọc 8 bài tập đọc nhạc, cao độ trong pham vi quãng 6. Ngoài ra, các em biết tự 
chép bài tập đọc nhạc vào vở và tập đặt lời mới cho bài Tập đọc nhạc.
 Lớp 5: Học sinh em phải đọc được 8 bài Tập đọc nhac, tuy nhiên, yêu cầu 
đòi hỏi ở mức độ cao hơn, các bài tập đọc nhạc có tiết tấu khó hơn, cao độ trong 
 6 Một số biện pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 - 5
 '&==r===s===t====u====v=
===w====x===y=!
 Đô Rê Mi Pha Son La Si Đô
 Xuân Hạ Thu Đông bốn mùa hoa trái. 
 Giáo viên thường xuyên ôn tập củng cố cho học sinh ghi nhớ vị trí các nốt 
nhạc trên khuông bằng các lời ca kết hợp sử dụng khuông nhạc bàn tay để khắc 
sâu kiến thức cho học sinh.
 3.2. Học sinh biết phân biệt âm thanh Cao – Thấp.
 3.2.1 Kiến thức nhạc lý môn Âm nhạc lớp 4.
 Ở lớp 4, học sinh lần đầu làm quen với phân môn tập đọc nhạc nên yêu 
cầu đặt ra cho các em là hết sức nhẹ nhàng. Các bài Tập đọc nhạc với tiết tấu 
đơn giản, phạm vi cao độ trong quãng 6, những nốt nhạc sử dụng là (Đồ - Rê - 
Mi - Son - La). Các em chủ yếu là thực hành các bài tập về cao độ, về tiết tấu. 
Vậy nên, muốn học sinh đọc chính xác cao độ, giáo viên cần:
 - Thường xuyên cho học sinh ôn luyện cao độ của thang 5 âm: 
 '&=====r======s======t==
====v======w======!
 Đô Rê Mi Son La 
 - Hướng dẫn học sinh biết cách phân biệt âm thanh cao - thấp. 
 Ví dụ:
 '&======r=====t===!=====
=v======y=!========!
 Đô Mi Son Đô . \
 ( Quãng 5) (Quãng 4)
 3.2.2 Kiến thức nhạc lý lớp 5.
 Sang lớp 5, phân môn tập đọc nhạc cũng dựa trên cơ sở các kiến thức đã 
học ở lớp 4 nhưng nâng cao hơn. Cả năm, các em được học 8 bài tập đọc nhạc 
 8 Một số biện pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 - 5
em nghe và cảm nhận giai điệu theo tiết tấu, Đây là lúc bắt đầu tập đọc bài nhạc, 
tập đọc từng câu theo đàn, giáo viên sửa lỗi truyền miệng. Luyện tập củng cố 
theo nhóm, tổ hoặc cá nhân. Khi các em đọc đúng cao độ, trường độ của bài, 
mới chuyển sang ghép lời ca. Để các em có cảm nhận tốt hơn trong việc ghép lời 
ca với nhạc, giáo viên nên cho các em tự ghép lời, sau đó, giáo viên đàn giai 
điệu và hát mẫu lời ca để các em nghe, so sánh. Giáo viên bắt nhịp, học sinh đọc 
lại nhạc và ghép lời ca. Giáo viên đàn lại từng câu, sửa lỗi cho các em. Giai 
đoạn này đòi hỏi sự kết hợp luyện tập nhịp nhàng giữa đọc nhạc, hát lời và gõ 
đệm nhạc cụ. Cuối cùng là việc đánh giá, đây là giai đoạn động viên khích lệ các 
em học tập. Phải thường xuyên động viên học sinh, việc động viên giúp cho các 
em chưa thể hiện bài tập đọc nhạc tốt sẽ cố gắng học tập hơn.
 Tôi xin mạnh dạn đưa ra một trình tự dạy tập đọc nhạc ở lớp 4, lớp 5 mà 
tôi đã thực hiện với học sinh rất hiệu quả.
 Ví dụ: Lớp 5 – Tiết 3 - Bài Tập đọc nhạc số 1 “Cùng vui chơi” .
 Bài Tập đọc nhạc được viết dựa trên cao độ của thang 5 âm: 
 Đồ Rê Mi Son La
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
 - HS được củng cố lại cao độ, trường độ, tên nốt, hình nốt, nhịp phách.
 2. Kỹ năng:
 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tap_doc_nhac_cho.doc