Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 4 học tốt phân môn tập đọc nhạc

doc 18 trang lop4 08/02/2024 1280
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 4 học tốt phân môn tập đọc nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 4 học tốt phân môn tập đọc nhạc

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 4 học tốt phân môn tập đọc nhạc
 LỜI NÓI ĐẦU
 Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân là mạch máu 
không thể thiếu được trong cơ chế phát triển kinh tế xã hội. Một nước phát triển 
ta không thể không nói tới nền giáo dục của nước đó. Trong định hướng chiến 
lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, 
giáo dục thật sự được coi là quốc sách hàng đầu. Vì thế mà khi nhận định về sự 
nghiệp dạy học, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao 
quý, vinh quang nhất trong các nghề vinh quang và sáng tạo nhất trong các nghề 
sáng tạo”.
 Sản phẩm phẩm lao động của người giáo viên là đào tạo cho xã hội những 
con người phát triển toàn diện về mọi mặt, với tư cách là giáo dục kiểu mới là 
kỹ sư tâm hồn người giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng, nhiệm vụ của 
người giáo viên nặng nề song cũng rất vẻ vang. Với mười sáu năm công tác 
chưa phải là dài nhưng cũng đủ để tôi hiểu và tâm đắc với nghề của mình tiếp 
bước sự nghiệp trồng người giúp các em có hứng thú học tập tốt hơn.
 Đề tài mà tôi đi sâu nghiên cứu rất thú vị. Nó giúp tôi nhìn nhận đúng 
thực tế để sau này giúp các em học sinh khắc phục những khuyết điểm của 
mình. 
 Được sự giúp đỡ của nhà trường, tổ chuyên môn tôi đã mạnh dạn nghiên 
cứu và hoàn thành đề tài này. Song trong quá trình bắt tay vào việc nghiên cứu 
không tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong sự thông cảm và ý kiến đóng góp 
của độc giả, các bạn đồng nghiệp để cho đề tài của tôi thêm phong phú và đa 
dạng có chất lượng để đảm bảo mục đích giáo dục như Bác Hồ từng nói:
 “Vì lợi ích mười năm trồng cây
 Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 A - PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
 1 học hát và phát triển khả năng nghe nhạc. Sang đến lớp 4 Âm nhạc là môn học 
 riêng có sách giáo khoa cho học sinh và sách hướng dẫn giảng dạy dành cho 
 giáo viên. Ở lớp 4 các em bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới, ngoài học hát 
 các em còn có thêm phân môn là tập đọc nhạc, học những ký hiệu ghi chép 
 nhạc như hình nốt đen, nốt trắng, nốt móc đơn, tên nốt Đô, Rê, Mi.và đọc 
 được bài tập đọc nhạc. Đây là một phân môn khó đối với học sinh. 
 Hiện nay, tôi nhận thấy rằng trước một bài tập đọc nhạc, ghi chép nhạc, 
 các em còn lúng túng trong việc xác định các ký hiệu âm nhạc, các em còn đọc 
 chưa đúng về cao độ, trường độ, tiết tấu. Dẫn đến tình trạng hát sai giai điệu bài 
 tập đọc nhạc. Từ thực tế đó, để giúp các em khắc phục lỗi đọc nhạc chưa tốt, đầu 
 năm học 2017 - 2018 tôi tiếp tục nghiên cứu đề tài “Giúp học sinh lớp 4 học tốt 
 phân môn tập đọc nhạc”. Đây là những kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được 
 trong những năm giảng dạy tại trường, với mong muốn đề tài này hoàn thiện 
 hơn và được áp dụng rộng rãi hơn. 
 II. Mục đích nghiên cứu:
 - Giúp giáo viên dạy tốt phân môn Tập đọc nhạc và học sinh học tốt phân 
môn tập đọc nhạc lớp 4. 
 - Hình thành và phát triển năng lực tập đọc nhạc cho học sinh, tạo cho các 
em hứng thú, niềm vui khi học tập đọc nhạc. Khích lệ học sinh hăng hái tham gia 
vào các hoạt động âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần phong phú, tạo điều kiện để 
các em bộc lộ và phát triển năng khiếu.
 III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 
 - Nghiên cứu thực trạng học sinh học phân môn tập đọc nhạc ở khối lớp 4 
 trường Tiểu học Nghĩa Hưng năm học 2017 – 2018 nơi mà tôi đang công tác.
 IV. Giả thuyết nghiên cứu:
 Đối với học sinh tiểu học, các em rất thích ca hát nhưng qua thực tế giảng 
 dạy tôi nhận thấy các em chưa thật sự yêu thích và say mê với môn Âm nhạc, 
 đặc biệt là phân môn tập đọc nhạc, nói đúng hơn là các em chưa thực sự hứng 
 3 Để thực hiện đề tài nghiên cứu của mình, tôi đặt ra cho mình một kế 
hoạch và phương pháp nghiên cứu thích hợp. Tôi đã mạnh dạn thực nghiệm với 
các phương pháp sau:
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 - Phương pháp tập đọc nhạc.
 - Phương pháp ghi chép nhạc.
 - Phương pháp kiểm tra đánh giá qua thực tế giảng dạy các lớp được phân 
công. 
 - Phương pháp tổng hợp.
 B - PHẦN NỘI DUNG
 Chương I. Cơ sở lý luận:
 Xuất phát từ thực trạng giảng dạy Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu 
học. Vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó 
không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào 
phương pháp truyền thụ của người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học 
tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và 
toàn thể xã hội.
 Như chúng ta đã biết, Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, 
nó khác rất nhiều so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một 
cách tuyệt đối như những con số nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu 
thích, sự đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không 
phải học sinh nào cũng có được. Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những 
phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những câu 
nhạc, những lời ca, Âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm 
thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai 
điệu qua từng bài nhạc, từng câu nhạc.
 Vậy làm thế nào để các em đọc đúng được cao độ, trường độ, tiết tấu bài 
tập đọc nhạc? Trước tiên giáo viên phải biết xác định tầm cử giọng cho phù hợp 
lứa tuổi học sinh, giúp các em có một chút kiến thức về nhạc lý, phải nắm vững 
 5 Những năm trước đây, việc đầu tư trang thiết bị cho môn học còn hạn chế. 
Do đó việc truyền đạt và giúp các em tiếp thu kiến thức Âm nhạc là hết sức khó 
khăn, thậm chí những kiến thức đó đến với các em hết sức trừu tượng. Việc 
truyền thụ các kiến thức âm nhạc chỉ qua phương pháp truyền khẩu thuần tuý, ít 
phát triển khả năng tư duy của các em. Do đó không tạo được sự thu hút, ít gây 
hứng thú học tập cho các em.
 Với thời gian giảng dạy tại trường, tôi đã tìm hiểu khả năng học nhạc của 
học sinh. Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy việc tiếp thu các 
kiến thức Âm nhạc và sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em gọi là 
có năng khiếu. Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự 
sáng tạo trong vận dụng kiến thức.
 Qua kiểm tra đọc một bài tập đọc nhạc thì số lượng các em đọc tốt còn rất 
khiêm tốn. Thực tế khi nghe các em thực hiện bài tập, bên cạnh những em trình 
bày tự nhiên và thoải mái vẫn còn một số em chưa thực sự mạnh dạn, tự tin, chỉ 
đọc với tính chất thuộc lòng, đọc nhạc thì chỉ đúng tên nốt mà chưa đúng cao độ, 
trường độ, ngắt, nghỉ tuỳ tiện không đúng tiết tấu của bài tập đọc nhạc. Chưa 
nắm chắc vị trí nốt nhạc, hình nốt, tên nốt trên khuông và ghép lời ca chưa đồng 
đều.
 Đầu năm học 2017 - 2018, tôi đã tiến hành điều tra khảo sát chất lượng 
phân môn tập đọc nhạc của học sinh khối 4 trong trường Tiểu học Nghĩa Hưng. 
Kết quả đạt được như sau:
 Lớp Sĩ số Hoàn thành tốt A+ Hoàn thành A Chưa hoàn thành B
 4A 27 5HS = 18,5% 22HS = 81,5% 0
 4B 27 4HS = 14,8% 23HS = 85,2% 0
 4C 26 3HS = 11,5% 23HS = 88,5% 0
 II. 2. Nguyên nhân:
 7 Nốt Mi: Ở dòng kẻ thứ nhất.
 Nốt Pha: Ở khe thứ nhất.
 Nốt Son: Ở dòng kẻ thứ hai.
 Nốt La: Ở khe thứ hai.
 Nốt Si: Ở dòng kẻ thứ ba.
 Ta thường xuyên ôn tập củng cố cho học sinh ghi nhớ vị trí các nốt nhạc 
trên khuông nhạc bằng các câu văn này kết hợp sử dụng khuông nhạc bàn tay 
trái để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
 Ở lớp 4, do mới được tiếp xúc nên yêu cầu của phân môn tập đọc nhạc đặt 
ra cho các em là hết sức nhẹ nhàng, đơn giản. Ở giai đoạn đầu tiếp cận với phân 
môn này, các em phải thực hành các bài tập về cao độ, về tiết tấu, người giáo 
viên phải giúp các em nhận ra được âm thanh cao, thấp tương ứng với vị trí các 
nốt nhạc trên khuông trong phạm vi 1 quãng 8. Sau đó, các em được tiếp cận với 
thang 5 âm: Đô - Rê - Mi - Son - La và tiến tới thang 7 âm: Đô - Rê - Mi - Pha - 
Son La - Si.
 Sang lớp 5, phân môn tập đọc nhạc cũng dựa trên cơ sở các kiến thức đã 
học ở lớp 4 nhưng nâng cao hơn. Cả năm, các em được học 8 bài tập đọc nhạc 
đều viết ở nhịp ; dựa trên cao độ của thang 5 âm: Đô, Rê, Mi, Son, La hoặc 
thang 7 âm: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si.
 Về tiết tấu, các em tiếp tục được củng cố lại trường độ với các hình móc 
đơn, nốt đen, nốt trắng, lặng đen và chấm dôi. Cách dạy thực hành các hình nốt 
có thể thực hiện gõ theo tiết tấu, cũng có thể cho học sinh tập đọc bằng tên gọi 
các hình nốt: Đơn, đen, trắng, ta có thể thay bằng tiếng trống: Tùng, rinh...
 Việc giúp học sinh tập đọc một bài tập đọc nhạc muốn thu được kết quả 
cũng phải được thực hiện theo đúng các bước theo trình tự nhất định. Sau khi 
giới thiệu bài tập đọc nhạc, nếu như ở tập hát, bước đầu tiên là luyện thanh thì ở 
tập đọc nhạc sẽ phải là luyện tập cao độ. Cho các em đọc lại cao độ của các nốt 
nhạc không chỉ giúp các em khởi động giọng mà còn giúp các em nhớ vị trí các 
nốt trên khuông nhạc và cảm nhận cao độ các nốt so với nhau. Muốn các em 
 9 từng vị trí nốt trên khuông nhạc, quan trọng hơn nữa là qua chép nhạc các em 
phải nhớ được tên các nốt nhạc là gì, nằm ở vị trí nào, cách viết các hình nốt ra 
sao, các hình nốt đó có ý nghĩa gì và phải thể hiện thế nào. Việc ghi chép nhạc 
còn giúp các em ghi nhớ các ký hiệu khác về âm nhạc. Các kiến thức đó hổ trợ 
cho việc tập đọc nhạc hoặc thực hiện các bài hát theo yêu cầu của tác giả như: 
Dấu luyến, dấu chấm dôi, dấu quay lại, dấu hồi đoạn, dấu lặng đen, lặng đơn, 
ngắt câu.
 Việc ghi chép nhạc là công việc đòi hỏi phải hướng dẫn các em thực hiện 
một cách thường xuyên. Tuy nhiên không nhất thiết lúc nào cũng phải thực hiện 
ngay tại lớp vì như thế sẽ mất rất nhiều thời gian. Ở lớp chỉ hướng dẫn các em 
cách thực hiện việc ghi chép, nhận ra cách trình bày thế nào cho đúng, cho đẹp 
còn việc ghi chép lại bài nên cho các em thực hiện ở nhà.
 Chương III. Kết quả của sáng kiến kinh nghiệm:
III.1. Tiến hành thực nghiệm.
 Bằng sự nhiệt tình, tận tâm của bản thân tôi cùng với sự cố gắng nỗ lực 
của học sinh, ngay từ đầu năm học tôi đã áp dụng thực hiện giảng dạy tập đọc 
nhạc với các phương pháp và biện pháp như đã trình bày ở trên tôi thấy các em 
rất say mê hứng thú học tập, học sinh chủ động tiếp thu bài một cách dễ dàng, và 
đã phát huy được tính tích cực học tập của học sinh do đó kết quả đã nâng lên rõ 
rệt. Thông qua đợt khảo sát cuối cùng vào tháng 5 năm 2018. Không có học sinh 
xếp loại B, học sinh hoàn thành tốt vµ hoµn thµnh ®· ®­îc t¨ng lªn, trong đó 
phần tập đọc nhạc các em thể hiện được tốt hơn cụ thể như sau:
 Lớp Sĩ số Hoàn thành tốt A+ Hoàn thành A Chưa hoàn thành B
 4A 27 10HS = 37,0% 17HS = 63,0% 0
 4B 27 9HS = 33,3% 18HS = 66,7% 0
 4C 26 8HS = 30,8% 18HS = 69,2% 0
III.2. So sánh kết quả thực nghiệm:
 11 C - PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
 Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao nên việc dạy học môn 
Âm nhạc ở trường tiểu nói chung và phân môn tập đọc nhạc ở lớp 4 nói riêng. 
Với khả năng nhận thức của các em qua bộ môn Âm nhạc, phân môn tập đọc 
nhạc tôi đã đưa vào thực tế các biện pháp trên để học sinh thực hiện tốt bài tập 
đọc nhạc và thu được kết quả đáng khích lệ. Học sinh càng yêu mến môn Âm 
nhạc, các em mạnh dạn tự tin đứng trước lớp để biểu diễn, tập đọc nhạc tốt hơn 
phát âm rõ lời chuẩn xác khi hát và đọc đúng cao độ trường độ khi hát và tập 
đọc nhạc bước đầu thể hiện được tình cảm của mình khi hát và các em rất hào 
hứng tham gia học tập. Muốn đạt được chất lượng tốt trong việc dạy bộ môn Âm 
nhạc ở tiểu học nhất là phân môn tập đọc nhạc lớp 4. Bản thân giáo viên phải tu 
dưỡng thường xuyên về chuyên môn Âm nhạc luôn dổi mới phương pháp dạy 
học, học hỏi ở đồng nghiệp của mình và rút ra kinh nghiệm thực tế trên bục 
giảng qua từng tiết dạy. Giáo viên phải tìm hiểu kỹ bài học phân phối chương 
trình có thể sưu tầm thêm tài liệu tham khảo tạp chí giáo dục tiểu học nâng cao 
sự hiểu biết cho bản thân.
 Lắng nghe những ý kiến chỉ đạo của các chuyên viên để rút ra phương pháp 
giảng dạy tốt nhất. Chuẩn bị các đồ dung và phương tiện dạy học như bài hát, 
băng cassett, đĩa CD, tranh ảnh minh họa, bố trí thời gian hợp lý cho từng phân 
môn.
 Điều chỉnh chương trình cho phù hợp cho từng khối lớp từng đối tượng học 
sinh. Khi giảng dạy giáo viên cần vận dụng các phương pháp một cách linh hoạt 
sáng tạo để giúp học sinh tiếp thu kiến thức đầy đủ trong từng tiết học. Nhưng 
tùy vào trình độ học sinh mà có phương pháp truyền thụ kiến thức phù hợp.
 Tùy theo từng đối tượng học sinh mà ta có thể tạo ra những cách thức, 
biện pháp giảng dạy thích hợp miễn là chúng ta đạt được hiệu quả cuối cùng học 
sinh hiểu bài, nắm được kiến thức, tiếp thu và thực hiện tốt bài tập đọc nhạc, nói 
chung là đạt được mục tiêu bài học
II. Những kiến nghị, đề xuất:
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_4_hoc_tot_phan_mon_t.doc