Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Lớp 4, 5

doc 16 trang lop4 14/01/2024 2080
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Lớp 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Lớp 4, 5

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Lớp 4, 5
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan 
thông qua sự biểu cảm của âm thanh. Ở nhà trường Tiểu học mục tiêu của việc 
học âm nhạc là thông qua việc giảng dạy một số vấn đề cơ bản về nghệ thuật âm 
nhạc để hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh, tạo một 
sự nhận thức về âm nhạc ở một mức độ nhất định, từ đó góp phần đào tạo có 
chất lượng những lớp người phát triển một cách toàn diện cả về “Đức - Trí - Thể 
- Mĩ” trở thành những công dân có ích cho xã hội.
 Từ mục tiêu của môn học, chúng ta hiểu rằng: học âm nhạc ở trường tiểu 
học không nhằm mục đích đào tạo ra những con người làm nghề chuyên về âm 
nhạc đó là trở thành những diễn viên, những ca sĩ, nhạc sĩ mà mục đích chính là 
thông qua việc dạy môn học này để tác động vào đời sống tinh thần của các em, 
nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. 
Muốn làm được điều đó nhất thiết các em phải được tiếp cận với âm nhạc đích 
thực, bản thân các em phải là người trực tiếp tham gia các hoạt động âm nhạc. 
Việc dạy âm nhạc sẽ trang bị cho các em những kiến thức kĩ năng giúp khơi dậy 
sự say mê sáng tạo trong hoạt động âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần của các 
em thêm phong phú, tạo điều kiện để các em hứng thú với các môn học khác 
cũng như hứng thú tham gia vào các hoạt động ngoại khóa của nhà trường cũng 
như của địa phương.
 Giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được trong mục đích 
giáo dục hiện nay của chúng ta đó là đào tạo nên những con người phát triển 
một cách toàn diện. Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục 
cho họ có một đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết cao, nắm chắc các kiến thức 
khoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động mà còn phải giáo dục cho họ biết 
nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức và biết làm đẹp cho cuộc sống. Một trong 
những con đường giáo dục nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua việc 
giảng dạy các môn học nghệ thuật trong đó có bộ môn Âm nhạc. Âm nhạc là 
phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ, đặc biệt là ở bậc tiểu học, 
 1 Tất cả những hạn chế trên đây cho thấy việc dạy học âm nhạc nói chung, học 
Tập đọc nhạc nói riêng gặp rất nhiều khó khăn.
 2. Biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc nhạc cho HS lớp 4,5.
 a. Biện pháp 1: Hướng dẫn cho học sinh nắm rõ về lý thuyết âm nhạc.
 b. Biện pháp 2: Xây dựng phương pháp tập đọc nhạc:
 c. Biện pháp 3:Xây dựng phương pháp ghi chép nhạc:
 d. Biện pháp 4: Thực hiện đúng cao độ và trường độ .
 3. Thực nghiệm sư phạm . 
 a. Mô tả cách thức thực hiện
 Biện pháp 1: Hướng dẫn cho học sinh nắm rõ về lý thuyết âm nhạc :
 Ở lớp 3 các em đã được học cơ bản về nhạc lý như khuông nhạc, khóa 
son, dòng kẻ, khe nhạc, các hình nốt nhạc.Để có thể học tập đọc nhạc tốt phải 
nắm rõ các kiến thức cơ bản về nhạc lý, khi nhìn vào bài TĐN các em mới đọc 
nhạc tốt được.
 Giáo viên cần ôn tập lại kiến thức cũ cho học sinh.Cho học sinh nhận biết 
lại các hình nốt nhạc như nốt đen, nốt trắng, nốt móc đơndấu lặng đen, lặng 
đơn. Có thể ôn tập với nhiều hình thức thông qua trò chơi nhận biết các nốt nhạc 
và tên nốt nhạc như (Đô, rê, mi, pha, son, la, si) hoặc cho học sinh đọc tên nốt 
nhạc bằng trò chơi khuông nhạc bàn tay đã học ở lớp 3.
 Cho học sinh lên bảng đính tên nốt nhạc theo yêu cầu của giáo viên ví dụ: 
giáo viên nói son đen, la trắng, mi móc đơn học sinh đính nốt nhạc bằng bảng 
nam châm đính nốt nhạc vào khuông nhạc đúng vị trí từ đó sẽ khắc sâu kiến 
thức trí nhớ về vị trí nốt nhạc cho các em. Hoặc cho các em nhớ lại vị trí các nốt 
nhạc bằng khuông nhạc bàn tay đã học ở lớp 3.
 Giáo viên giới thiệu về cách đánh nhịp, vạch nhịp, vạch kết thúc bài về 
dấu luyến, dấu quay lại
 Biện pháp 2: Xây dựng phương pháp tập đọc nhạc.
 3 Về tiết tấu, các em được làm quen với các hình nốt móc đơn, nốt đen, nốt 
trắng, lặng đen và chấm dôi. Cách dạy thực hành các hình nốt có thể thực hiện 
gõ theo tiết tấu, cũng có thể cho học sinh tập đọc bằngtên gọi các hình nốt: đơn, 
đen, trắng, ta có thể thay bằng tiếng trống: Tùng,rinh...
 Việc giúp học sinh tập đọc 1 bài TĐN muốn thu được kết quả cũng phải 
được thực hiện theo đúng các bước theo trình tự nhất định. Sau khi giới thiệu bài 
TĐN, nếu như ở tập hát, bước đầu tiên là luyện thanh thì ở tập đọc nhạc sẽ phải 
là luyện tập cao độ. Cho các em đọc lại cao độ của các nốt nhạc không chỉ giúp 
các em khởi động giọng mà còn giúp các em nhớ vị trí các nốt trên khuông nhạc 
và cảm nhận cao độ các nốt so với nhau. Muốn các em thực hiện tốt bài tập, giáo 
viên phải đưa ra yêu cầu để các em tìm hiểu, nhận xét bài nhạc, bài TĐN có mấy 
nốt? gồm những nốt gì? Rút ra thang âm cho học sinh đọc, có thể hoán đổi vị trí 
các nốt nhạc để học sinh tìm tòi ở mức độ cao hơn nhằm kiểm tra tai nghe của 
các em. Về trường độ gồm những hình nốt gì? Rút ra hình tiết tấu chung của bài 
tập cho học sinh đọc tiết tấu. Trong bài có sử dụng các ký hiệu âm nhạc nào?. 
Mục tiêu của giai đoạn này là làm thế nào để các em nắm bắt và thể hiện được 
hình tiết tấu chủ đạo của bài. Việc thể hiện tiết tấu phải được kết hợp theo nhiều 
hình thức, có thể là vừa đọc vừa vỗ tay, vừa đọc vừa gõ đệm nhạc cụ. Hình thức 
thể hiện cũng có thể là cả lớp, theo tổ nhóm, cá nhân xen kẽ. Khi các em đã thực 
hiện tốt tiết tấu của bài, giáo viên đàn để các em nghe và cảm nhận giai điệu 
theo tiết tấu, Đây là lúc bắt đầu tập đọc bài nhạc, tập đọc từng câu theo đàn, giáo 
viên sửa lỗi truyền miệng. Luyện tập củng cố theo nhóm, tổ hoặc cá nhân. Khi 
các em đọc đúng cao độ, trường độ của bài, mới chuyển sang ghép lời ca. Để các 
em có cảm nhận tốt hơn trong việc ghép lời ca với nhạc, giáo viên nên cho các 
em tự ghép lời, sau đó, giáo viên đàn giai điệu và hát mẫu lời ca để các em nghe, 
so sánh. Giáo viên bắt nhịp, học sinh đọc lại nhạc và ghép lời ca. Giáo viên đàn 
lại từng câu, sửa lỗi cho các em. Giai đoạn này đòi hỏi sự kết hợp luyện tập nhịp 
nhàng giữa đọc nhạc, hát lời và gõ đệm nhạc cụ. Cuối cùng là việc đánh giá, đây 
là giai đoạn động viên khích lệ các em học tập. Phảithường xuyên động viên học 
 5 Học sinh tiểu học chưa quen với độ cao các nốt nhạc nên luyện tập về cao 
độ là rất khó đối với các em. Giáo viên dùng đàn organ đánh giai điệu một lần 
cho học sinh nghe sau đó đàn từng câu học sinh nghe nhìn từng nốt nhạc để 
đọc.Với các em phải tiến hành từ những âm dễ đọc nhất phù hợp tầm cữ giọng 
các em rồi mới mở rộng thành 5 âm, 6 âm. Trước hết tập những vần ít âm với 
âm son làm trung tâm như (mi son la son đô) đến quãng 5 (Rê mi pha son la hay 
Đô rê mi pha son). Sau khi hình thành thang 5 âm ta dạy tiếp quãng 6 ghép lại 
(Đô rê mi pha son la) và tùy vào từng bài tập đọc nhạc mà ta luyện cao độ cho 
phù hợp.
 -Giáo viên ghi chữ theo tên nốt ví dụ : Đô là Đ, rê là R, mi là M, pha là P, 
son là Scho học sinh dễ nhìn và nhớ đọc khi chưa quen.
 Ví dụ cụ thể: luyện tập cao độ của bài TĐN số 2: Nắng vàng
 (Đ) (R) (M) (S)
 Giáo viên ghi thang âm của bài tập đọc nhạc vào bảng phụ sau đó đàn một 
lần cho học sinh nghe cho học sinh đọc từng nốt của thang âm theo đàn khi học 
sinh đọc tốt rồi giáo viên có thể cho học sinh đọc cao độ của bài tập đọc nhạc, 
cho học sinh đọc theo cao độ từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp, hoặc cho đọc 
theo cặp 2 nốt trong phạm vi quãng tám. Quan trọng nhất là tập cao độ trên nền 
giai điệu của bài tập đọc nhạc sẽ học để các em dễ dàng bắt vào cao độ của bài 
tập đọc nhạc.
 - Luyện tập về trường độ
 Giáo viên ghi tiết tấu của bài TĐN vào bảng phụ cho học sinh luyện tập 
tiết tấu của bài. Có thể cho học sinh vỗ tay hoặc dùng thanh phách nhạc cụ để 
gõ. Để học sinh thích thú tạo không khí sinh động giáo viên có thể cho các em 
 7 Điều đó người giáo viên có sự suy nghĩ và sáng tạo thêm các biện pháp mới 
 nhằm giúp học sinh tiếp thu nhanh luyện tập tiết tấu tốt nhất.
 Muốn thực hiện tốt bài TĐN ta cần phải thực hiện đúng quy trình bài tập 
 đọc nhạc.
 - Thực hiện đúng quy trình khi dạy bài TĐN
 Việc giúp học sinh tập đọc một bài TĐN muốn thu được kết quả tốt cũng 
 phải được thực hiện đúng các bước theo trình tự nhất định .
 Ở lớp 4 có tổng cộng 8 bài TĐN từ bài tập đọc nhạc số 1 đến bài tập đọc 
 nhạc số 8 các bài TĐN đều có lời ca dài không quá 16 ô nhịp tất cả đều viết ở 
 nhịp 2/4.Vì mới tiếp cận nên giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành các bài 
 TĐN riêng cho từng bài về cao độ, tiết tấu và phải thực hành đúng quy trình bài 
 tập nhạc.
 Trước khi vào bài TĐN giáo viên giới thiệu bài TĐN.
 Học sinh xác định âm cao, thấp, trung bình và tập nói tên nốt nhạc ví dụ như 
 son đen, la trắng.. (chưa đọc cao độ các nốt).
 -Tập tiết tấu
 Tùy theo từng bài TĐN mà tập các hình tiết tấu khác nhau 
 Ví dụ: BàiTĐN số 2: Nắng vàng
 Hình tiết tấu phải tập là:
2
4
 Đen đen đen đen đen đen trắng
 Bài TĐN số 3: Cùng bước đều.
 Hình tiết tấu phải tập là:
 9 Học sinh ghép lời ca, giáo viên đàn giai điệu cả bài TĐN để học sinh tự 
đọc nhạc và hát lời có thể chia một dãy đọc nhạc một dãy hát lời hoặc cho các tổ 
luân phiên nhau.
 Đọc nhạc và gõ đệm, học sinh đọc nhạc và hát lời bài TĐN, đến đây 
không gõ theo tiết tấu nữa mà chuyển sang gõ phách, vì phách là đơn vị cơ bản 
của trường độ).
 Củng cố kiểm tra, giáo viên cho tổ nhóm hay chỉ định các cá nhân trình 
bày bài TĐN, giáo viên nhận xét khen học sinh thực hiện tốt và nhẹ nhàng động 
viên sửa sai học sinh thực hiện chưa đúng yêu cầu.
 Để thực hiên được điều này người giáo viên cần :
 - Chuẩn xác về cao độ, không được chênh phô, tiết tấu phải chính xác.
 - Kết hợp âm thanh trên đàn để kiểm tra chính xác cao độ của học sinh khi 
đọc bài TĐN.
 - Kết hợp trò chơi như đọc tiết tấu theo âm thanh của các nhạc cụ thi đua 
đọc nhạc theo tổ để tạo không khí sôi nổi trong lớp học.
 Củng cố kiểm tra giáo viên chỉ định tổ nhóm cá nhân TĐN giáo viên 
hướng dẫn học sinh đọc đúng và sửa sai học sinh đọc chưa đạt.
- Hướng dẫn học sinh đọc nhạc và ghép lời ca đều giọng, diễn cảm rõ lời.
 Muốn học sinh đọc đúng nhạc hát lời ca đều giọng diễn cảm giáo viên 
phải chú ý bắt giọng tạo được sự chú ý của học sinh.
 Dạy học sinh chính xác về cao độ và trường độ,cho học sinh đọc nhạc và 
hát lời ca kết hợp gõ đệm theo phách,tiết tấu lời ca đều chính xác sẽ giúp học 
sinhhát lời chính xác và đúng nhịp.Kết hợp với âm thanh trên đàn để kiểm tra 
chính xác cao độ của học sinh khi đọc bài.
 Học sinh nghe và nhận xét bạn, giáo viên nhận xét chung sửa sai uốn nắn 
kịp thời động viên học sinh hát sai để giúp các em hát đúng.
 11 lời ca của cả bài TĐN.Và có thể nâng cao hơn giáo viên yêu cầu học sinh tập đặt 
lời ca mới cho bài TĐN.
 Ví dụ : Giáo viên đàn nốt (Đô, rê, mi –mi , mi,mi) giai điệu trong bài 
TĐN số 4: Con chim ri . Học sinh sẽ nhận ra chính là các ca từ Đô Rê Mi con 
chim ri ..và qua đó các em tập đặt lời ca mới cho 6 nốt nhạc trên ví dụ như: Vào 
đây chơi các bạn ơi
 Cho học sinh tập đặt lời ca mới theo nhóm và lên trình bày trước lớp. 
Giáo viên nhận xét khen ngợi.
 b. Kết quả đạt được.
 Sau khi tôi áp dụng giảng dạy môn âm nhạc với các biện pháp trên thấy 
rằng có kết quả chuyển biến. Cụ thể các em học sinh lớp 4, lớp 5 khi TĐN đã 
tiến bộ rõ rệt, tiếp thu rất mau và thực hiện rất tốt khi học TĐN, các em thể hiện 
đúng cao độ, trường độ đọc nhạc và ghép lời ca đều giọng, diễn cảm rõ lời 
không còn hát ê a nhạc một nơi lời một nơi các em hát thật gọn tiếng, biết phân 
biệt được chỗ nào cần hát nhẹ hay vừa hoặc nhấn mạnh giọng và ngân dài đủ 
đúng và hát thật diễn cảm thể hiện rõ tình cảm nội dung tác phẩm
 Kết quả đánh giá học lực môn âm nhạc cuối học kì II năm học 2019-2020 
của khối 4,5tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt tăng hơn số học sinh hoàn thành tăng 
cao, học sinh chưa hoàn thành không còn trong đó phần TĐN các em thể hiện 
được tốt hơn cụ thể như sau:
 c. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm.
 - Giáo viên cần chuẩn bị bài kĩ trước khi lên lớp
 - Sử dụng nhạc cụ đàn phải thuần thục và nhuần nhuyễn, tạo không khí sôi nổi 
 với học sinh
 4. Kết luận.
 TĐN là phân môn khó học, việc giảng dạy cho học sinhcấp tiểu học đòi 
hỏi phải có những phương pháp, biện pháp đặc thù riêng. Hơn nữa người giáo 
viên còn phải biết lựa chọn và áp dụng từng phương pháp, biện pháp sao cho 
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_day_tap_doc_nhac_cho_hoc_sin.doc